Thursday
Xa Loi cua Dong Hung
ÐỒNG-HƯNG LÊ-VĂN-HIẾU
Trong mỗi bài chúng tôi viết đều có mang sắc thái khác nhau chứa những ẩn ý hướng dẫn một số qúy vị chưa từng biết tu là gì, chưa từng gặp trường hợp khi trong nhà có người tu Niệm Phật đang hấp hối, con cháu phải làm sao?
Nếu qúy vị nào quan tâm sẽ rút lấy được kinh nghiệm của những vị đã học hỏi đầy đủ, mà chúng tôi cố ý nêu ra để ai chưa biết, ghi nhớ và khi hữu sự theo đó mà lo cho thân nhân.
Trong chuyện vãng sanh của Bồ-Tát Sơ-Phát-Tâm Ðồng-Hưng có nhiều chỗ giúp cho chúng ta kinh nghiệm.
Tại sao chúng tôi gọi nam Phật tử Ðồng-Hưng là Bồ-Tát vãng sanh. Ðây là cách gọi của Pháp Sư Tịnh-Không gọi bà Diệu-Âm Huỳnh-Ngọc-Tuyết, vì trong Kinh Niệm Phật Ba-La-Mật, Ðức Phật nói: “Chúng sanh nào niệm Phật chí thành thì uy lực của danh hiệu Nam-Mô-A-Di-Ðà-Phật đã khiến cho tâm thể của người ấy trở nên thanh tịnh mà người ấy không hề hay biết, tự nhiên chứng nhập sơ Phần-Pháp-Thân.”
Chứng được Sơ-Phần-Pháp-Thân tức là chứng qủa Bồ-Tát thứ nhứt, gọi là Sơ-Ðịa Bồ-Tát.
Như ông Ðồng-Hưng trong chuyện này đã niệm Phật khiến tâm thể được thanh tịnh rốt ráo mà đoạn cuối bài chúng tôi sẽ chứng minh. Xin qúy vị theo dõi để xét lại sự trình bày của chúng tôi.
Bài này do anh Thiện-Viên, một Phật tử thuần thành ở vùng thủ đô Washington D.C. viết. Hàng năm anh tổ chức nhiều chuyến viếng thăm các chùa tại các tiểu bang lân cận Virginia. Anh mang kinh sách, băng giảng đến các nơi xa tặng đồng bào Phật tử thủ đô Hoa Kỳ với sự hướng dẫn của Sư Cô Luân-Liên trụ trì Phật-Bảo-Tự mang cả ngàn cuốn “Những Chuyện Vãng Sanh Lưu Xá-Lợi” đến các chùa ở Pensylvania, Maryland, New-York, v.v… phát động cao trào niệm Phật Vãng Sanh. Chính Sư Cô Luân-Liên đã tổ chức hộ niệm khi Bồ-Tát Sơ-Phát-Tâm Ðồng-Hưng lâm chung.
Ðại Sư Ấn-Quang, Tổ thứ 13 Tịnh-Ðộ Tông dạy: “Giúp một chúng sanh vãng sanh là giúp một chúng sanh thành Phật, công đức ấy không thể nghĩ bàn.” Trong Kinh Niệm Phật Ba-La-Mật, Ðức Phật đã dạy:
“Ðây là môn tu Ðại Bồ-Ðề, Ðại Siêu Việt, mà chư Phật dùng làm cứu cánh để giúp chúng sanh thành Phật, như Phật ngay trong một kiếp.” (trang 19) Và đến trang 30, Ðức Phật nói: “Vãng sanh đồng ý nghĩa với thành Phật, vì vãng sanh tức là thành Phật.” Vì vãng sanh trước sau gì cũng sẽ thành Phật.
Hiện nay chúng tôi đã ấn tống toàn văn Kinh Niệm Phật Ba-La-Mật, qúy vị có thể giở Kinh ra xem chúng tôi nói có đúng không. Cho nên Ðại Sư Ấn-Quang mới nói: “Giúp một chúng sanh vãng sanh tức là giúp một chúng sanh thành Phật, công đức không thể nghĩ bàn.”
Theo anh Thiện-Viên, hiện nay tại vùng D.C., bất cứ gia đình nào có việc nhờ hộ niệm là Sư Cô Luân-Liên không ngại giờ giấc đến giúp ngay và lo mọi việc đến nơi đến chốn. Nếu khắp nơi, chư Tăng Ni đều tích cực như vậy thì thời Mạt-Pháp này sẽ có nhiều người được vãng sanh.
Bài viết dưới đây in chữ đứng, do vợ chồng Thiện-Viên chứng kiến ghi lại và sau cùng là lời thêm của chúng tôi.
Trường hợp vãng sanh lưu Xá-Lợi
của Phật tử Ðồng-Hưng
Kính thưa Qúy vị.
Chúng tôi đăng bức thơ sau đây không nhằm phô trương hay biểu dương một vấn đề gì. Mục tiêu chính yếu của bức thơ này gởi cho Chú Tịnh-Hải là một cư sĩ đã từng sưu giải quyển “Những Chuyện Niệm Phật Vãng Sanh Lưu Xá-Lợi” cho hậu thế, để thông báo cho Chú biết thêm một trường hợp vãng sanh lưu Xá-Lợi của Phật tử Ðồng-Hưng (Lê-Văn-Hiếu) khá đặc biệt.
Kính thưa Qúy Ðạo Hữu,
Xin đọc qua bức thơ và câu chuyện vãng sanh của Phật tử Ðồng-Hưng để chúng ta giữ vững Chánh Tinh Tấn, tịnh tâm chí thành niệm Hồng Danh A-Di-Ðà hằng ngày. Trong 48 Ðại nguyện của Ðức Phật A-Di-Ðà, đại nguyện thứ 18 của Ngài nguyện rằng: “Lúc tôi thành Phật, thập phương chúng sanh chí tâm tin mộ muốn sanh về cõi nước tôi, nhẫn đến mười niệm, nếu không được sanh, thời tôi không ở ngôi chánh-giác.”
Kính mời Chư Qúy Ðạo Hữu, Qúy Phật tử đồng hương đến Chùa Phật Bảo Tự (tọa lạc tại 4701 Backlick Road, Annandale, VA 22003. ÐT: (703) 256-8230) để chiêm ngưỡng Xá-Lợi của Phật tử Ðồng-Hưng.
Trân trọng.
Phật tử Thiện-Viên & Ngọc-Xuân
***
Virginia, ngày 26 tháng 3 năm 2001
Chú Tịnh-Hải kính mến,
Trước vợ chồng cháu (Thiện-Viên và Ngọc-Xuân) kính đôi lời vấn an Chú, với tâm trạng nửa buồn, nửa vui, vợ chồng cháu có đôi dòng thông báo đến Chú; một hiền hữu của chúng cháu đã lìa trần sau cơn bạo bịnh. Buồn vì hợp tan ly biệt của cuộc đời vô thường đến qúa nhanh để lại nhiều kỷ niệm mến tiếc, vui vì câu chuyện vãng sanh của anh rất thù thắng, rất dị biệt như chuyện vãng sanh của anh Chúc-Qúy trong quyển “Những Chuyện Vãng Sanh Lưu Xá-Lợi” ấn hành thứ nhứt.
Thưa Chú Tịnh-Hải,
Khoảng hơn một tuần lễ trước ngày lìa trần, anh Ðồng-Hưng hoàn toàn trong trạng thái hôn mê tại bịnh viện Fairfax, do sự cung thỉnh của chị Ðồng-Thịnh (Ngô-Thị-Nuôi), hiền nội của anh Ðồng-Hưng, Chị này sùng đạo Phật đến tuyệt đối, mỗi ngày lễ Phật vài trăm lạy, điển hình chúng ta thấy trán Chị do công phu Lễ Phật đã nổi dấu ấn xám đen, Sư Cô Thích-Nữ Luân-Liên, đương kim trụ trì Phật-Bảo-Tự, và Ni Cô Liên-Trí, tháp tùng theo là vợ chồng cháu, anh chị than hữu của anh Ðồng-Hưng, còn có thêm một đạo hữu rất thân với Phật tử Ðồng-Hưng, người này không rõ danh tánh lắm, chỉ biết anh tên là Trị, cùng đến tận giường bịnh (Fairfax Hospital) để niệm Kinh cầu nguyện cho anh Ðồng-Hưng.
Nhìn dáng vẻ của anh Ðồng-Hưng, chúng cháu không khỏi chạnh lòng, chúng cháu vô cùng xúc động, toàn thân anh là dây nhợ chằng chịt của các biểu đồ để theo dõi những triệu chứng lâm sàng, và ống tiếp trợ từ bình dưỡng khí. Chúng cháu cảm thấy không khí trong bịnh viện hôm nay thê lương buồn bã làm sao! Cuộc đời qúa vô thường!… Nhớ rõ ràng cách đây vài ngày, vợ chồng cháu đến tư gia thăm anh ấy, hai tay anh rung rung xúc động đón nhận bát cháo nóng từ nơi chị Ðồng-Thịnh (hiền nội của anh) âu yếm trao cho. Chúng cháu khuyên nhủ anh ráng hoạt động tập thể dục hằng ngày. Anh buồn bực trả lời: “Tôi cố gắng hết sức, nhưng không sao thực hành được.”
Nhìn anh ta trong trạng thái mê trầm bất động, cháu ứa nước mắt, cháu có cảm giác mình đang khóc, khóc cho cuộc đời vô thường, sanh ly tử biệt. Cháu kề tay anh ấy nói khẽ: “Anh hãy cố phấn đấu trong cơn bạo bịnh, vắng anh các cháu sẽ khổ lắm.”
Sư Cô Luân-Liên ngắt cháu: “Trong tình huống hôm nay, tuyệt đối không khơi động tình cảm gia thê của anh, nó sẽ trở ngại rất lớn trong việc hộ niệm cho anh ấy.” Tiến đến bên giường bịnh nhân bằng một giọng đều đều nhẹ nhàng, Sư Cô bảo anh: “Chú Ðồng-Hưng, hôm nay Sư Cô đến đây để niệm Kinh cầu nguyện cho Chú, hãy tịnh tâm gạt bỏ mọi tạp niệm, nhứt tâm niệm Hồng Danh A-Di-Ðà, cầu nguyện lực của Ngài tiếp độ cho Chú.”
Mặc dù trong cơn nửa tỉnh nửa mê, nhưng sau những lời pháp nhủ nhẹ nhàng từ ái của Sư Cô Luân-Liên, chúng cháu cùng cả mọi người đều thấy rõ toàn thân anh Ðồng-Hưng chấn động; môi mấp máy, mi mắt cùng mấy ngón tay rung động, chiếc giường tự động anh đang nằm lên xuống mấy lần theo (theo sự trăn trở của bịnh nhân)
Sư Cô cho biết anh ấy đã cảm nhận được, mặc dù trong cơn hôn mê, Sư Cô hướng dẫn chúng cháu đồng hộ niệm. Bằng một giọng đều đều Sư Cô cùng Ni Cô Liên-Trí niệm Chú Dược-Sư và niệm Hồng-Danh A-Di-Ðà-Phật.
Sư Cô và Ni Cô Liên-Trí thường vào bịnh viện để cầu nguyện và hộ niệm cho anh Ðồng Hưng, trước khi ra về để lại một máy niệm Phật A-Di-Ðà, với âm vang niệm Phật trầm bổng của Thầy Thích-Giác-Sơn bên tai vừa đủ cho anh ấy nghe.
Sư Cô đề nghị gia đình: “Chú Ðồng-Hưng đến giai đoạn hết cách cứu chữa, bác sĩ cho biết rằng bịnh nhân cần phải phẫu thuật để dẫn sữa từ bên ngoài vào dạ dày để cung cấp dinh dưỡng, nhưng tình trạng sức khỏe không bảo đảm an toàn sau thời kỳ hậu phẫu thuật. Vậy nên đưa Chú Ðồng-Hưng trở về nhà.”
Toàn thể mọi người biểu quyết theo Sư Cô, đưa anh Ðồng-Hưng trở lại tư gia để tiện lợi cho việc hộ niệm và cầu nguyện. Tuy bịnh trạng của anh Ðồng-Hưng rất trầm trọng, nhưng qua nhiều lần cầu nguyện, hộ niệm tại nhà thương anh Ðồng-Hưng trở nên tỉnh táo nhẹ nhàng. Khi anh Ðồng-Hưng hiểu ý rằng anh sẽ được đưa về gia đình để hộ niệm, anh đã biểu hiện phấn khởi bằng cử động nhẹ tay chân, mi mắt rung động, nhép miệng với thần thái an tịnh.
Vào ngày mồng 8 tháng 2 (kỷ niệm ngày Ðức Phật xuất gia tầm đạo) nhằm ngày march 2, 2001, bịnh viện đã đưa Phật tử Lê-Văn-Hiếu, pháp danh Ðồng-Hưng sanh 1940 tại Long-An trở lại tư gia, với bộ phận tiếp dưỡng khí và y tá bịnh viện lúc 11 giờ trưa.
Sư Cô Luân-Liên và Ni Cô Liên-Trí đã túc trực sẵn từ 9 giờ sáng. Một lần nữa, bằng một giọng từ hòa, Sư Cô ban pháp nhủ cuối cùng: “Chú Ðồng-Hưng, Sư Cô, Ni Cô cùng qúy đạo hữu và gia đình đồng cầu nguyện hộ niệm cho Chú được nhẹ nhàng An-Lạc, gạt bỏ mọi vọng niệm, Chú nhớ niệm Phật theo, ráng nhứt tâm, đừng gián đoạn, Chư Phật sẽ tiếp độ cho Chú.”
Một lần nữa, mi mắt, bàn tay rung động nhẹ, anh Ðồng-Hưng đang cố gắng sức tàn như muốn gắng gượng ngồi dậy, hơi thở mạnh hơn.
Gia quyến gồm chị Ðồng-Thịnh, bảy con gái, một trai, hai con rể cùng Ban Trợ Niệm. Sư Cô khuyên bảo mọi người không nên có một lời than khóc thường tình, hay biểu lộ sự buồn thảm. Sư Cô phát cho mọi người một quyển Kinh và hướng dẫn mọi người niệm theo Sư Cô và Ni Cô Liên-Trí.
Toàn thể niệm Kinh trong bầu không khí trang nghiêm, thanh tịnh từ 12 giờ trưa. Ðúng 2 giờ 30 chiều, Sư Cô ra hiệu cho cô y tá bịnh viện rút ống tiếp hơi dưỡng khí; anh Ðồng-Hưng thở dồn dập mạnh, gián đoạn từng chập rất khó khăn.
Mọi người hiện diện đồng thanh niệm theo Sư Cô và Ni Cô Liên-Trí, chí thành và miệt mài. Tiếng Sư Cô Luân-Liên mỗi lúc một tơ, mọi người tập trung mãnh liệt hơn, hơi thở bịnh nhân từ từ yếu dần…
Hơn 5 giờ chiều, điềm lành xuất hiện, mặt bịnh nhân trở nên nhẹ nhàng an tĩnh, mặt, tai và lưỡi hồng hào như người khỏe mạnh mặc dù hơi thở từng chập, nhưng đều đều nhẹ nhàng, nét mặt từ hòa, hoan hỷ.
Cụ Bà Diệu-Ngọc (Ngô-Thị-Sơn), nhạc mẫu của anh Ðồng-Hưng, đã ngoài 85 tuổI, tuy đã qúa tuổi đại thọ, nhưng nhờ công phu niệm Phật trì niệm sớm chiều nên thần thái vẫn còn sung mãn; Cụ buột miệng thốt lên: “Thằng Hiếu mặt đỏ hồng hào như thế này chắc nó chưa đi trong ngày nay.”
Buổi hộ niệm kéo dài đến 5 giờ 48 phút, Sư Cô vì nhận thấy bịnh nhân rất tươi tắn và thở đều đặn nên nghĩ rằng bịnh nhân có thể kéo dài nhiều giờ. Ðể hộ niệm cho một buổi lễ cúng cho một Phật tử khác đã hứa trước, Sư Cô chuẩn bị đi, xong sẽ trở lại, nhưng xe vừa ra đến cổng, chị Ðồng-Thịnh hấp tấp gọi Sư Cô trở lại. Anh Ðồng-Hưng bắt đầu phun nước bọt.
Tiến nhanh đến bịnh nhân, Sư Cô dặn: “Chú Ðồng-Hưng ráng nhứt tâm niệm Phật.” Sư Cô cùng cả mọi người hiện diện tiếp tục hộ niệm. Vài phút sau, bỗng anh thở ra ba hơi dài, mỗi hơi cách nhau vài giây, mặt hơi ngẩn lên nửa như từ giã, nửa như cám ơn Sư Cô và trút hơi thở cưối cùng lúc 5 giờ 53 phút.
Tiếng niệm Phật vẫn tiếp tục vang đều. Sắc mặt anh Ðồng-Hưng đỏ hồng từ từ tái xanh, Sư Cô Luân-Lien thăm dò khí đạo, sờ nhẹ các nơi và cho biết: “Chú Ðồng-Hưng đã xuất thần lưu lại hơi ấm nơi đỉnh đầu trong trạng thái an tĩnh.” Sư Cô nói tiếp: “Phật tử Ðồng-Hưng đã vãng sanh. Sau buổi lễ hỏa táng, nên dặn dò nhà quàn, sau khi thiêu, không được dùng máy nghiền, hãy giữ nguyên xương cốt còn lại để kiểm nghiệm.”
Theo sự dặn dò của Sư Cô Luân-Liên, hai ngày sau, thân nhân của anh Ðồng-Hưng mang hết các túi đựng hài cốt của anh đem về Chùa cho Sư Cô kiểm nghiệm. Tỉ mỉ kiểm từng phần Sư Cô cho biết Phật tử Ðồng-Hưng đã lưu lại rất nhiều Xá-Lợi đủ loại, Xá-Lợi Não, Xá-Lợi Răng đủ màu sắt đẹp đẽ.
Kính Chú Tịnh-Hải,
Chúng cháu kính gởi thơ này kèm theo các hình màu đủ loại Xá-Lợi của Phật tử Ðồng-Hưng, mong rằng có thể giúp cho quyển “Niệm Phật Vãng Sanh Lưu Xá-Lợi” mà chú sắp tái bản. Nguyện cầu Hồng Ân Tam Bảo phù hộ chú được khang kiện, Bồ Ðề Tâm, cùng Bồ-Tát Hạnh kiên cố để đóng góp sở học của mình vào việc ấn hành Kinh Sách cho tiền đồ Phật Giáo.
Kính Chú,
Thiện-Viên & Ngọc-Xuân
Bài trên đây nếu được phân tách, có rất nhiều chỗ hay cho mọi người muốn tu vãng sanh học hỏi.
Trước khi đi sâu vào các điểm ấy, chúng tôi muốn nói them một việc. Vài ngày sau khi gởi thơ cho chúng tôi, Thiện-Viên gọi điện thoạI nói: “Chú Tịnh-Hải ơi! Cho cháu được bổ túc thêm mấy chữ trong điều thứ 18 của 48 đại nguyện của Ðức Phật A-Di-Ðà.”
Ðây là điều chúng tôi qúy mến sự thận trọng của Thiện-Viên, bởi Kinh Phật xem qua phải nắm cho vững, trích dẫn phải kỹ lưỡng. Nguyên văn điều thứ 18 như sau: “Lúc tôi thành Phật, thập phương chúng sanh chí tâm tin mộ muốn sanh về nước tôi, nhẫn đến mười niệm, nếu không được sanh, thời tôi không ở ngôi chánh giác; trừ kẻ tội tạo ngũ nghịch cùng hủy báng chánh pháp.”
Mười một chữ sau cùng vô cùng trọng hệ. Ở đây chúng tôi tạm không nói về tội ngũ nghịch vì nói ra khá dài, trong sách sưu giải có nói đầy đủ.
Bất cứ chúng sanh nào chí tâm tin mộ, tức hết lòng tin có Phật A-Di-Ðà xưng niệm danh hiệu Ngài, và khi lâm chung cố giữ sao cho mười niệm tiếp nối liền nhau (lời Phật Thích-Ca dạy trong Kinh Niệm Phật Ba-La-Mật) chắc chắn vãng sanh. Ðức Phật A-Di-Ðà đã lập 48 đại nguyện và nói rằng nếu có người niệm Phật mà không vãng sanh, Ngài sẽ không ngồi ở ngôi chánh giác. Ðức Phật không bao giờ vọng ngôn, tức là nói lời không chơn thật. Ngài đang là Phật, nhưng nếu ai niệm Phật và giữ đúng như lời nguyện của Ngài, mà không vãng sanh, Ngài sẽ bỏ ngôi chánh giác. Phải hiểu đúng Kinh Phật như vậy.
Thiện-Viên bỏ sót và bổ túc 11 chữ: “Trừ kẻ tạo tội ngũ nghịch cùng hủy báng chánh pháp.”
Như trước đây chúng tôi đã nói, có người bảo: “Tu tới tâm thanh tịnh là Tịnh-Ðộ rồi, là thấy Phật A-Di-Ðà, cần gì niệm Phật cho mệt.”
Hoặc có người nói: “Niệm Phật làm sao vãng sanh, về tới cõi Phật được?”
Ðó cũng là hủy báng chánh pháp rồi. Tuy miệng nói vậy, vài năm sau người ấy bỗng nhiên đổi pháp tu, chuyển sang niệm Phật. Vậy người ấy có được vãng sanh không?
Theo chúng tôi, chắc chắn là không? Dù sau này niệm Phật nhưng vị ấy cũng không được vãng sanh vì đã có lần phạm tội với Phật, làm sao về sống được ở đất không tội lỗi và rất thanh tịnh - tức trong sạch - của Phật A-Di-Ðà được.
Tuy nói vậy, nhưng Ðức Phật A-Di-Ðà cũng không quyết chấp. Ðã hủy báng chánh pháp muốn về cõi Cực-Lạc cũng còn có cách. Cách này chúng tôi đã trình bày ở đoạn trước, xin tìm sẽ thấy.
Muốn giúp người vãng sanh
nên học Sư Cô Luân-Liên
Như bao thường tình chúng sanh khác, khi Thiện-Viên nhìn thấy Phật tử Ðồng-Hưng đang trong trạng thái mê trầm bất động, liền xúc động muốn khóc, vội kề tai Ðồng-Hưng nói: “Anh hãy cố phấn đấu…vắng anh các cháu sẽ khổ lắm!”
Câu này giống như câu nói của một vị Sư đến nhà quàn làm Lễ cho người đã chết, mà chúng tôi được nghe: “Vong linh ơi! vợ xinh đẹp, con còn nhỏ dại, sao vong linh nỡ bỏ đi?”
Người sắp chết, hay đã chết nghe các câu nói tương tợ, thần thức sẽ vương vấn, vì qúa nặng tình không thể bỏ ra đi, nên sẽ lẩn quẩn bên thân xác. Cho nên trong Kinh Niệm Phật Ba-La-Mật, Ðức Phật dạy về Tình và Tưởng, có nói: Người sắp lâm chung mà còn qúa nặng Tình sẽ đau khổ muôn kiếp. Tham luyến vợ con thì làm sao vãng sanh?
Rất may Sư Cô Luân-Liên đã chận lại và bảo: “Không nên khơi động tình cảm gia thê.” Nếu hiểu thấu điều này, chúng ta thấy Sư Cô Luân-Liên đã thâm nhập Phật Pháp rất sâu và Sư Cô hiểu rõ muốn hộ niệm cho một người sắp lâm chung cần phải dùng các lời khuyên bảo như thế nào? Ðối với người sắp chết và nói như thế nào để hướng dẫn vợ con và thân nhân người sắp chết, hay đã chết? Một lời nói không được học tập, không được chuẩn bị đầy đủ cũng có thể gây hại cho người chết, gây hại không phải một đời mà nhiều đời kiếp.
Cho nên rước Tăng Ni đến tụng niệm cũng phải tìm hiểu trước và phải hết sức thận trọng. Lúc ấy cần nơi đức tu của vị Tăng Ni, ở tấm lòng hoằng pháp độ sanh của vị Tăng Ni đến đám cho có mặt, làm lễ qua loa cho có lệ, lại thiếu đức tu, không được Phật, Bồ-Tát, Thiên-Thần Hộ Pháp qúy mến, thì thần thức người chết khó siêu thăng.
Ðây là mấy lời chân thành nói ra để qúy vị hiểu thật kỹ để chuẩn bị trước cho mình và cho thân nhân.
Trở lại Sư Cô Luân-Liên, sau khi cô ngăn bảo Thiện-Viên, Sư Cô tiến sát người bịnh, nói: “Chú Ðồng-Hưng, hôm nay Sư Cô đến đây để niệm Kinh cầu nguyện cho Chú, hãy tĩnh tâm gạt bỏ mọi tình cảm thế gian, dứt bỏ mọi tạp niệm, nhứt tâm niệm Hồng Danh A-Di-Ðà, cầu nguyện lực của Ngài tiếp độ cho chú.”
Ðây là lời nói xác đáng của một Thiện-Tri-Thức. Chính Sư Cô Luân-Liên đã nhắc nhở giúp Bồ-Tát Sơ-Phát-Tâm Ðồng-Hưng giữ được mười niệm cuối cùng theo lời Kinh dạy. Ðược vãng sanh hay không là lúc này. Theo chúng tôi trong giờ phút ấy, càng nói ngắn gọn hơn, súc tích đầy đủ ý nghĩa hơn, càng khiến cho người bịnh đang mệt hay hôn mê dễ chấp nhận hơn.
Trong bài này, Thiện-Viên viết tương đối đầy đủ từ lúc Ðồng-Hưng sắp tắt hơi thở và những viên Xá-Lợi tìm được sau lễ hỏa táng. Nhưng do lời yêu cầu của Thiện-Viên, chúng tôi tìm hiểu thêm những điều hữu ích viết ra, để Thiện-Viên và qúy vị cùng rút kinh nghiệm.
Ðồng-Hưng tu như thế nào
Mà đắc qủa Bồ-Tát vãng sanh?
Chúng tôi đã bỏ ra ba tuần lễ tiếp xúc với vợ con của anh Ðồng-Hưng. Chúng tôi có nhớ có lần đã hỏi Thiện-Viên: “Tu như Ðồng-Hưng làm sao có Xá-Lợi được?”
Thiện-Viên đáp: Gia đình bên vợ Ðồng-Hưng là người sùng đạo Phật, còn Ðồng-Hưng quy-y Tam Bảo từ thuở nhỏ.
Chúng tôi ngẫm nghĩ một hồi, rồi nói: Như vậy không đủ chứng minh khi chết Ðồng-Hưng vãng sanh, dù rằng Ðồng-Hưng đã lưu Xá-Lợi. Dù vợ Ðồng-Hưng lạy Phật nổi u bầm cả trán, có thể giúp ích cho Ðồng-Hưng nhiều mặt, nhưng không giúp mặt Vãng-Sanh Tây-Phương Cực-Lạc và có Xá-Lợi. Trong nhà Phật ai tu nấy chứng, không ai tu giùm cho ai được hết. Như Tôn-Giả A-Nan là bà con Phật, làm thị giả cho Phật, lại đa văn nghe làm sao nhớ y vậy; thế mà sau khi Phật nhập Ðại Niết-Bàn, Tôn-Giả A-Nan vẫn chưa đắc qủa A-La-Hán. Cho nên chúng ta nói phải có sách, mách phải có chứng.
Thiện-Viên cười, rồi trút mọi việc lên chúng tôi: “Vậy, việc tìm hiểu thêm xin nhờ ở Chú.” Nói xong, Thiện-Viên liền… bye bye Chú.
Dĩ nhiên là chúng tôi phải làm, dù rằng chúng tôi mệt về tim. Kết qủa chúng tôi tìm hiểu như sau:
Ðồng-Hưng tên thật là Lê-Văn-Hiếu, sanh ngày 23-11-1940 trong một gia đình trung lưu tại Long-An. Sau đó về ở Xóm Củi, Chợ-Lớn và thường đi chùa Long-Vân với bà Ngoại và biết tụng Kinh hồi nhỏ. Hơn 10 tuổi đã đi theo Sư Ông chùa Long-Vân đi hộ niệm cho người hấp hối hoặc dự các đám tang.
Lớn lên Lê-Văn-Hiếu đi lính mấy năm. Là một thanh niên có tâm đạo, nên dù ở đâu lúc rãnh đều đi chùa lạy Phật. Nghỉ phép về nhà lại theo bà Nội đi chùa. Rồi Lê-Văn-Hiếu ra lính, lập gia đình lo việc buôn bán ở Chợ-Lớn. Vào ngày Rằm, ngày Lễ, Hiếu thường theo các đoàn hành hương viếng các chùa ở Sài Gòn như Chùa Ấn-Quang, viếng các Chùa Trà-Cú, Bến-Tre, Mỹ-Tho và Chùa ở Núi Bà, v.v…
Ðến năm 1982, Lê-Văn-Hiếu cùng vợ con quy y với Hòa Thượng Thích-Hành-Trụ tại Chùa Ðông-Hưng ở Thủ-Thiêm. Hiếu được ban pháp danh Ðồng-Hưng và vợ là Ðồng-Thịnh.
Hiếu là người có đạo tâm, buôn bán thì luôn luôn bán rẻ cho mọi người, không hề nói thách. Ði chùa nào, thì lo tiếp tay với các Sư xây dựng sửa sang Chùa ấy. Khi qua Mỹ, vào 1992, Hiếu dành tiền gởi về Việt Nam giúp sửa sang lại Chùa Long-Vân. Qua Mỹ con cái muốn xin vô làm việc ở sòng bài, Hiếu liền cấm ngặt không cho.
Chẳng bao lâu Hiếu bị bịnh tiểu đường. Bịnh này thường kéo theo máu cao, lá lách bị sưng và thận bị hư nặng. Sau đó chân Hiếu bị liệt, không còn đi được, không thể qùy lạy Phật. Có lẽ do Hiếu không đi chùa lạy Phật, nên nhiều người cho rằng Hiếu thiếu sự tu tập. Nhưng! Ðâu ai ngờ, do cái duyên bịnh hoạn đó mà Hiếu đắc qủa vãng sanh? Qúy vị có tin điều này không? Nếu không tin, xin theo dõi thật kỹ đoạn này.
Càng bịnh hoạn đau đớn
Càng niệm Phật nhất tâm
Trong sách này như chúng ta đã thấy, đa số qúy vị vãng sanh lưu Xá-Lợi đều bị bịnh nặng như ung thư, tiểu đường… và khi biết mình bị bịnh trầm kha, người bị bịnh nếu là Phật tử tu Tịnh-Ðộ sẽ niệm Phật tha thiết, tin sâu vào cõi Cực-Lạc và quyết tâm niệm Phật để được vãng sanh, như là một cái phao cứu độ. Khi bịnh hành xác, người đau càng nhứt tâm xưng niệm hồng danh Nam-Mô A-Di-Ðà Phật.
Lúc Lê-Văn-Hiếu bị bịnh nặng, ngồi một chỗ buồn bực, chị Nuôi, vợ của Hiếu sợ chồng mình sẽ tự vận để khỏi đau đớn, nên thường khuyên chồng: “Mẹ con em sẽ tận tâm săn sóc cho anh, anh đừng nên nghĩ đến hủy hoại thân. Anh hãy ráng lo tĩnh tâm để rửa sạch nghiệp. Chỉ có Phật A-Di-Ðà mới cứu độ được anh. Anh hãy ráng lo niệm Phật.”
Hiếu trả lời vợ: “Tôi biết mà bà, tôi có lúc nào mà không niệm Phật!”
Mỗi ngày sáng và chiều, Hiếu đều thắp nhang và xá Phật, vì không lạy được. Ðúng giờ Hiếu nhắc vợ con chuẩn bị thắp nhang. Những giờ khác, Hiếu nín lặng ngồi nghe băng giảng, hoặc lặng lẽ ngồi niệm Phật. Tối ngủ cũng nghe băng niệm Phật và niệm theo.
Người đời, tối ngày ngồi nghe Tivi, radio hoặc miệng nói huyên thuyên. Các vị Tổ ngày xưa dạy: “Bớt nói một câu chuyện, thêm một câu Nam-Mô A-Di-Ðà Phật thì Tâm Thể sớm được yên tịnh.”
Chính những khi đau đớn thể xác, Bồ-Tát Sơ-Phát-Tâm Ðồng-Hưng Lê-Văn-Hiếu càng ít nói hơn và kiên trì niệm Phật không ngừng.
Như chúng tôi thường nhắc đi nhắc lại câu Ðức Phật Thích-Ca nói trong trang 27-28 rằng: “Nếu có chúng sanh nào chí thành xưng niệm danh hiệu Nam-Mô A-Di-Ðà-Phật, thì uy lực bất khả tư nghị của danh hiệu khiến cho Tâm Thể thanh tịnh mà chúng sanh ấy không hề hay biết, tự nhiên chứng nhập Sơ Phần Pháp Thân…”
Chúng ta hãy nghiệm lại xem, có phải do duyên đau đớn thể xác, mà bất cứ khi ngồi, nằm Ðồng-Hưng Lê-Văn-Hiếu đều âm thầm, lặng lẽ niệm danh hiệu Phật A-Di-Ðà, và uy lực của danh hiệu Nam-Mô A-Di-Ðà Phật càng giúp cho Tâm Thể của anh đang thanh tịnh càng thanh tịnh thêm, mà anh đâu hề hay biết. Như Phật nói, tự nhiên anh chứng nhập Sơ Phần Pháp Thân; đó là qủa Sơ-Ðịa Bồ-Tát.
Người niệm Phật như vậy đạt được sức định gọi là Niệm Phật Tam Muội. Những vị niệm Phật có được Xá-Lợi nhờ thân tâm yên tịnh kết nhục thân thành một khối lưu ly sáng ngời, mà trước đây chúng tôi đã từng trình bày. Những Xá-Lợi này chứng minh thêm rằng vị ấy niệm Phật đạt phẩm vị cao hơn người Niệm Phật đới nghiệp vãng sanh.
Như vậy, Ðồng-Hưng Lê-Văn-Hiếu tuy không tu hình thức như đi chùa, tụng kinh lạy Phật. Nhưng anh tu lặng lẽ, âm thầm chuyên tâm Niệm Phật. Nhưng anh tu lặng lẽ, âm thầm chuyên tâm Niệm Phật, theo lời Kinh Phật dạy.
Nơi trang 30, Kinh Niệm Phật Ba-La-Mật, Ðức Phật dạy: “Muốn được vãng sanh Cực-Lạc chỉ cần xưng niệm danh hiệu Phật là đủ. Vì danh hiệu Phật chính là biểu tướng của Pháp-Thân cho nên niệm danh hiệu tức là niệm Pháp Thân Phật vậy, và người tu Niệm Phật khỏi phải kiêm thêm bất cứ môn tu nào nữa.”
Bồ-Tát Sơ-Phát-Tâm Ðồng-Hưng Lê-Văn-Hiếu đã niệm Phật và thâm nhập Pháp Thân Phật, nên đạt phẩm vị cao, lưu lại rất nhiều Xá-Lợi. Có thể nói, trong bài này cho thấy Ðồng-Hưng Lê-Văn-Hiếu giữ được hai phần vãng sanh:
1. Lúc Sư Cô Luân-Liên nhắc anh niệm Phật trước khi lâm chung.
2. Dù vậy, giả tỷ như không gặp được Sư Cô Luân-Liên, Ðồng-Hưng vẫn vãng sanh do niệm Phật đã nhập tâm giống như trường hợp của Cụ Bà Diệu-Chánh ở chuyện vãng sanh kế tiếp đây.
Hiện nay vẫn còn có rất nhiều người tu niệm nhưng chưa vì lâm bịnh trầm kha, không chí tử niệm Phật, thì làm sao được qủa vãng sanh cao được. Vì vậy mà có người ngộ nhận nói: “Mấy người vãng sanh có Xá-Lợi đều mang bịnh ung thư…” Nếu không do ác ý, thì đây là một sai lầm lớn.
Tiện đây xin kể một bài toán khó giải. Số là còn hai tháng nữa phải đưa sách này đến nhà in để tái ấn tống. Lúc này bịnh tình của chúng tôi hơi nặng, nhiều Tăng Ni và đạo hữu nghe tin gọi đến bảo sẽ tụng Kinh cầu an cho chúng tôi. Riêng Ngài “Hòa Thượng Xe Bus” bảo “Tịnh-Hải hãy nhứt tâm niệm Phật thì bịnh gì rồi cũng sẽ hết.”
Tại sao niệm A-Di-Ðà-Phật,
bịnh gì rồi cũng sẽ hết?
Chúng tôi hiểu rõ, Phật A-Di-Ðà là bậc Y Vương. Nhưng niệm Phật làm sao hết tất cả bịnh khổ? Chúng tôi lại lật Kinh Sách ra nghiên cứu, suy nghiệm mới hiểu rằng: “Mọi người đều có cái nghiệp do thân, miệng, ý sanh ra. Nghiệp ấy do một sức mạnh khiến cho mỗi chúng sanh phải chịu những cái qủa. Sức mạnh ấy gọi là lực, hay nghiệp lực. Mỗi người đều do nghiệp lực, mà hiện tại và tương lai cuộc sống người ấy tương ứng và chiêu cảm khổ đau, bịnh tật, nạn tai, thiên tai, hoặc ngược lại.”
Thí dụ một người làm ác thì do nghiệp lực mà có cuộc sống tương xứng và ứng hợp với điều ác đã làm và chiêu cảm bịnh hoạn hoặc thiên tai, nạn tai, giặc giả, v.v…
Nhưng khi một người đã nhất tâm Niệm Phật thì Tâm Thể thanh tịnh; thì do nghiệp lực mà cuộc sống hiện tại và tương lai của người ấy trở nên vui vẻ mạnh khỏe hết bịnh hoạn, hoặc người ấy lại bịnh hoạn thêm. Nhưng bịnh hoạn này không phải do nghiệp đời trước mà do chuyển nghiệp. Nhà Phật thường nói: “Tu là chuyển nghiệp.” Chỗ bịnh hoạn thêm này sẽ làm sạch hết nghiệp để về với Phật.
Và chính nghiệp lực của người chuyên tâm xưng niệm danh hiệu Nam-Mô A-Di-Ðà-Phật sẽ tương ứng và chiêu cảm y báo và chánh báo của Ðức Phật A-Di-Ðà ở cõi Cực-Lạc. (xem Kinh trang 17)
Tại sao đời này có những người sanh ra ở trong gia đình giàu có, sống hạnh phúc, vì kiếp trước họ làm nhiều điều thiện nên khi họ trở lại kiếp này nghiệp lực của họ tương ứng với giàu sang phú qúy, chiêu cảm cuộc sống tốt. Ðại khái như vậy, nếu nói đầy đủ phải tốn rất nhiều thời giờ.
Như vậy, nếu chúng tôi nhất tâm Niệm Phật, có thể bịnh gì rồi cũng hết. Giống như “Hòa Thượng Xe Bus”, trước đây Ngài bịnh hoạn trầm kha mà bây giờ Ngài chỉ ăn ngày một bửa; ngồi xe bus gần như quanh năm mà không bịnh hoạn gì cả; nói năng nghe rổn rảng. Hoặc có thể ngược lại, do chuyển nghiệp hoặc do niệm Phật sạch nghiệp thì đến lúc, cũng phải đi về với Phật.
Chúng tôi hiểu như vậy và đã chuẩn bị tâm lý, nên dù đang bịnh cũng coi như không có bịnh quyết hoàn thành sứ mạng tự mình nhận lấy.
Xin nói thêm về năng lực của
Danh hiệu A-Di-Ðà Phật.
Bồ-Tát Quán-Thế-Âm đã dùng nguyên một phẩm để nói về năng lực bất khả tư nghị của danh hiệu Nam-Mô A-Di-Ðà Phật (xem từ trang 103). Cuối cùng Ngài bảo: “Giả sử đem muôn ức Na-Do-Tha Hằng-Hà-Sa Quốc-Ðộ (tức là cõi các nước) mà nghiền thành vi trần (hạt bụi nhỏ) dùng khoảng thời gian vô cùng dài lâu ấy để diễn nói tất cả năng lực bất nghị của danh hiệu Phật, thì cũng không thể nào diễn nói cho đầy đủ hết được. Nay ta tạm thuyết ít phần trong vô lượng vô biên bất-khả-thuyết, bất-khả-thuyết, năng-lực bất-khả-tư-nghị của danh hiệu thù thắng, vi diệu đệ nhứt ấy.”
Trong nhà Phật, theo Cư Sĩ Nguyễn-Học-Tài, khi hai chữ “bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết” đi liền với nhau trở thành con số vĩ đại không viết ra nổi. Theo Bồ-Tát Quán-Thế-Âm, nếu Ngài dùng khoảng thời gian hàng triệu tỷ năm để nói về năng lực bất tư nghị của danh hiệu Nam-Mô A-Di-Ðà Phật cũng không sao diễn nói cho đầy đủ hết (cho nên chúng tôi thương và sợ giùm cho những vị nói rằng không có Phật A-Di-Ðà, không có cõi Cực-Lạc.)
Tóm lại, khi nghiệm ra được “Nghiệp lực tương ứng và chiêu cảm” chúng ta hiểu ngay tại sao có những người niệm Phật được vãng sanh.
Bây giờ xin trở lại một chút về hiện tượng vãng sanh của Ðồng-Hưng Lê-Văn-Hiếu.
Cháu Lê-Thu-Vân, Lê-Thu-Sen, con gái của Lê-Văn-Hiếu kể: “Khi nhà quàn đến chở xác của ba cháu, họ đến có hai người. Thấy vậy chị em cháu phải tiếp khiêng với họ đưa Ba ra xe. Lúc làm việc, cháu đụng phải tay Ba cháu. Cháu ngạc nhiên tại sao tay Ba cháu vẫn còn mềm dịu(?). Cháu bèn cầm tay Ba cháu lên xem, qủa thật tay Ba cháu dịu quặc. Cháu cầm các ngón tay Ba co vô co ra một cách dễ dàng.” (xin xem rõ chuyện của Cụ Bà Diệu-Chi để thấy trường hợp tương tợ) Cháu Thu-Vân kể thêm: “Lúc Ba cháu tắt thở, bỗng nhiên cháu thoáng ngửi một mùi hương ngạt ngào khiến trong người khỏe khoắn lạ lùng. Mùi thơm này không giống mùi nước hoa."
Vợ con Ðồng-Hưng còn kể chúng tôi nghe nhiều điều khác, về những giấc chiêm bao, nhưng nghĩ rằng không liên hệ đến sự vãng sanh, nên miễn kể ra đây.
Trích trong sách “Những Chuyện Vãng Sanh Lưu Xá Lợi” của Cư Sĩ Tịnh Hải.
Trong mỗi bài chúng tôi viết đều có mang sắc thái khác nhau chứa những ẩn ý hướng dẫn một số qúy vị chưa từng biết tu là gì, chưa từng gặp trường hợp khi trong nhà có người tu Niệm Phật đang hấp hối, con cháu phải làm sao?
Nếu qúy vị nào quan tâm sẽ rút lấy được kinh nghiệm của những vị đã học hỏi đầy đủ, mà chúng tôi cố ý nêu ra để ai chưa biết, ghi nhớ và khi hữu sự theo đó mà lo cho thân nhân.
Trong chuyện vãng sanh của Bồ-Tát Sơ-Phát-Tâm Ðồng-Hưng có nhiều chỗ giúp cho chúng ta kinh nghiệm.
Tại sao chúng tôi gọi nam Phật tử Ðồng-Hưng là Bồ-Tát vãng sanh. Ðây là cách gọi của Pháp Sư Tịnh-Không gọi bà Diệu-Âm Huỳnh-Ngọc-Tuyết, vì trong Kinh Niệm Phật Ba-La-Mật, Ðức Phật nói: “Chúng sanh nào niệm Phật chí thành thì uy lực của danh hiệu Nam-Mô-A-Di-Ðà-Phật đã khiến cho tâm thể của người ấy trở nên thanh tịnh mà người ấy không hề hay biết, tự nhiên chứng nhập sơ Phần-Pháp-Thân.”
Chứng được Sơ-Phần-Pháp-Thân tức là chứng qủa Bồ-Tát thứ nhứt, gọi là Sơ-Ðịa Bồ-Tát.
Như ông Ðồng-Hưng trong chuyện này đã niệm Phật khiến tâm thể được thanh tịnh rốt ráo mà đoạn cuối bài chúng tôi sẽ chứng minh. Xin qúy vị theo dõi để xét lại sự trình bày của chúng tôi.
Bài này do anh Thiện-Viên, một Phật tử thuần thành ở vùng thủ đô Washington D.C. viết. Hàng năm anh tổ chức nhiều chuyến viếng thăm các chùa tại các tiểu bang lân cận Virginia. Anh mang kinh sách, băng giảng đến các nơi xa tặng đồng bào Phật tử thủ đô Hoa Kỳ với sự hướng dẫn của Sư Cô Luân-Liên trụ trì Phật-Bảo-Tự mang cả ngàn cuốn “Những Chuyện Vãng Sanh Lưu Xá-Lợi” đến các chùa ở Pensylvania, Maryland, New-York, v.v… phát động cao trào niệm Phật Vãng Sanh. Chính Sư Cô Luân-Liên đã tổ chức hộ niệm khi Bồ-Tát Sơ-Phát-Tâm Ðồng-Hưng lâm chung.
Ðại Sư Ấn-Quang, Tổ thứ 13 Tịnh-Ðộ Tông dạy: “Giúp một chúng sanh vãng sanh là giúp một chúng sanh thành Phật, công đức ấy không thể nghĩ bàn.” Trong Kinh Niệm Phật Ba-La-Mật, Ðức Phật đã dạy:
“Ðây là môn tu Ðại Bồ-Ðề, Ðại Siêu Việt, mà chư Phật dùng làm cứu cánh để giúp chúng sanh thành Phật, như Phật ngay trong một kiếp.” (trang 19) Và đến trang 30, Ðức Phật nói: “Vãng sanh đồng ý nghĩa với thành Phật, vì vãng sanh tức là thành Phật.” Vì vãng sanh trước sau gì cũng sẽ thành Phật.
Hiện nay chúng tôi đã ấn tống toàn văn Kinh Niệm Phật Ba-La-Mật, qúy vị có thể giở Kinh ra xem chúng tôi nói có đúng không. Cho nên Ðại Sư Ấn-Quang mới nói: “Giúp một chúng sanh vãng sanh tức là giúp một chúng sanh thành Phật, công đức không thể nghĩ bàn.”
Theo anh Thiện-Viên, hiện nay tại vùng D.C., bất cứ gia đình nào có việc nhờ hộ niệm là Sư Cô Luân-Liên không ngại giờ giấc đến giúp ngay và lo mọi việc đến nơi đến chốn. Nếu khắp nơi, chư Tăng Ni đều tích cực như vậy thì thời Mạt-Pháp này sẽ có nhiều người được vãng sanh.
Bài viết dưới đây in chữ đứng, do vợ chồng Thiện-Viên chứng kiến ghi lại và sau cùng là lời thêm của chúng tôi.
Trường hợp vãng sanh lưu Xá-Lợi
của Phật tử Ðồng-Hưng
Kính thưa Qúy vị.
Chúng tôi đăng bức thơ sau đây không nhằm phô trương hay biểu dương một vấn đề gì. Mục tiêu chính yếu của bức thơ này gởi cho Chú Tịnh-Hải là một cư sĩ đã từng sưu giải quyển “Những Chuyện Niệm Phật Vãng Sanh Lưu Xá-Lợi” cho hậu thế, để thông báo cho Chú biết thêm một trường hợp vãng sanh lưu Xá-Lợi của Phật tử Ðồng-Hưng (Lê-Văn-Hiếu) khá đặc biệt.
Kính thưa Qúy Ðạo Hữu,
Xin đọc qua bức thơ và câu chuyện vãng sanh của Phật tử Ðồng-Hưng để chúng ta giữ vững Chánh Tinh Tấn, tịnh tâm chí thành niệm Hồng Danh A-Di-Ðà hằng ngày. Trong 48 Ðại nguyện của Ðức Phật A-Di-Ðà, đại nguyện thứ 18 của Ngài nguyện rằng: “Lúc tôi thành Phật, thập phương chúng sanh chí tâm tin mộ muốn sanh về cõi nước tôi, nhẫn đến mười niệm, nếu không được sanh, thời tôi không ở ngôi chánh-giác.”
Kính mời Chư Qúy Ðạo Hữu, Qúy Phật tử đồng hương đến Chùa Phật Bảo Tự (tọa lạc tại 4701 Backlick Road, Annandale, VA 22003. ÐT: (703) 256-8230) để chiêm ngưỡng Xá-Lợi của Phật tử Ðồng-Hưng.
Trân trọng.
Phật tử Thiện-Viên & Ngọc-Xuân
***
Virginia, ngày 26 tháng 3 năm 2001
Chú Tịnh-Hải kính mến,
Trước vợ chồng cháu (Thiện-Viên và Ngọc-Xuân) kính đôi lời vấn an Chú, với tâm trạng nửa buồn, nửa vui, vợ chồng cháu có đôi dòng thông báo đến Chú; một hiền hữu của chúng cháu đã lìa trần sau cơn bạo bịnh. Buồn vì hợp tan ly biệt của cuộc đời vô thường đến qúa nhanh để lại nhiều kỷ niệm mến tiếc, vui vì câu chuyện vãng sanh của anh rất thù thắng, rất dị biệt như chuyện vãng sanh của anh Chúc-Qúy trong quyển “Những Chuyện Vãng Sanh Lưu Xá-Lợi” ấn hành thứ nhứt.
Thưa Chú Tịnh-Hải,
Khoảng hơn một tuần lễ trước ngày lìa trần, anh Ðồng-Hưng hoàn toàn trong trạng thái hôn mê tại bịnh viện Fairfax, do sự cung thỉnh của chị Ðồng-Thịnh (Ngô-Thị-Nuôi), hiền nội của anh Ðồng-Hưng, Chị này sùng đạo Phật đến tuyệt đối, mỗi ngày lễ Phật vài trăm lạy, điển hình chúng ta thấy trán Chị do công phu Lễ Phật đã nổi dấu ấn xám đen, Sư Cô Thích-Nữ Luân-Liên, đương kim trụ trì Phật-Bảo-Tự, và Ni Cô Liên-Trí, tháp tùng theo là vợ chồng cháu, anh chị than hữu của anh Ðồng-Hưng, còn có thêm một đạo hữu rất thân với Phật tử Ðồng-Hưng, người này không rõ danh tánh lắm, chỉ biết anh tên là Trị, cùng đến tận giường bịnh (Fairfax Hospital) để niệm Kinh cầu nguyện cho anh Ðồng-Hưng.
Nhìn dáng vẻ của anh Ðồng-Hưng, chúng cháu không khỏi chạnh lòng, chúng cháu vô cùng xúc động, toàn thân anh là dây nhợ chằng chịt của các biểu đồ để theo dõi những triệu chứng lâm sàng, và ống tiếp trợ từ bình dưỡng khí. Chúng cháu cảm thấy không khí trong bịnh viện hôm nay thê lương buồn bã làm sao! Cuộc đời qúa vô thường!… Nhớ rõ ràng cách đây vài ngày, vợ chồng cháu đến tư gia thăm anh ấy, hai tay anh rung rung xúc động đón nhận bát cháo nóng từ nơi chị Ðồng-Thịnh (hiền nội của anh) âu yếm trao cho. Chúng cháu khuyên nhủ anh ráng hoạt động tập thể dục hằng ngày. Anh buồn bực trả lời: “Tôi cố gắng hết sức, nhưng không sao thực hành được.”
Nhìn anh ta trong trạng thái mê trầm bất động, cháu ứa nước mắt, cháu có cảm giác mình đang khóc, khóc cho cuộc đời vô thường, sanh ly tử biệt. Cháu kề tay anh ấy nói khẽ: “Anh hãy cố phấn đấu trong cơn bạo bịnh, vắng anh các cháu sẽ khổ lắm.”
Sư Cô Luân-Liên ngắt cháu: “Trong tình huống hôm nay, tuyệt đối không khơi động tình cảm gia thê của anh, nó sẽ trở ngại rất lớn trong việc hộ niệm cho anh ấy.” Tiến đến bên giường bịnh nhân bằng một giọng đều đều nhẹ nhàng, Sư Cô bảo anh: “Chú Ðồng-Hưng, hôm nay Sư Cô đến đây để niệm Kinh cầu nguyện cho Chú, hãy tịnh tâm gạt bỏ mọi tạp niệm, nhứt tâm niệm Hồng Danh A-Di-Ðà, cầu nguyện lực của Ngài tiếp độ cho Chú.”
Mặc dù trong cơn nửa tỉnh nửa mê, nhưng sau những lời pháp nhủ nhẹ nhàng từ ái của Sư Cô Luân-Liên, chúng cháu cùng cả mọi người đều thấy rõ toàn thân anh Ðồng-Hưng chấn động; môi mấp máy, mi mắt cùng mấy ngón tay rung động, chiếc giường tự động anh đang nằm lên xuống mấy lần theo (theo sự trăn trở của bịnh nhân)
Sư Cô cho biết anh ấy đã cảm nhận được, mặc dù trong cơn hôn mê, Sư Cô hướng dẫn chúng cháu đồng hộ niệm. Bằng một giọng đều đều Sư Cô cùng Ni Cô Liên-Trí niệm Chú Dược-Sư và niệm Hồng-Danh A-Di-Ðà-Phật.
Sư Cô và Ni Cô Liên-Trí thường vào bịnh viện để cầu nguyện và hộ niệm cho anh Ðồng Hưng, trước khi ra về để lại một máy niệm Phật A-Di-Ðà, với âm vang niệm Phật trầm bổng của Thầy Thích-Giác-Sơn bên tai vừa đủ cho anh ấy nghe.
Sư Cô đề nghị gia đình: “Chú Ðồng-Hưng đến giai đoạn hết cách cứu chữa, bác sĩ cho biết rằng bịnh nhân cần phải phẫu thuật để dẫn sữa từ bên ngoài vào dạ dày để cung cấp dinh dưỡng, nhưng tình trạng sức khỏe không bảo đảm an toàn sau thời kỳ hậu phẫu thuật. Vậy nên đưa Chú Ðồng-Hưng trở về nhà.”
Toàn thể mọi người biểu quyết theo Sư Cô, đưa anh Ðồng-Hưng trở lại tư gia để tiện lợi cho việc hộ niệm và cầu nguyện. Tuy bịnh trạng của anh Ðồng-Hưng rất trầm trọng, nhưng qua nhiều lần cầu nguyện, hộ niệm tại nhà thương anh Ðồng-Hưng trở nên tỉnh táo nhẹ nhàng. Khi anh Ðồng-Hưng hiểu ý rằng anh sẽ được đưa về gia đình để hộ niệm, anh đã biểu hiện phấn khởi bằng cử động nhẹ tay chân, mi mắt rung động, nhép miệng với thần thái an tịnh.
Vào ngày mồng 8 tháng 2 (kỷ niệm ngày Ðức Phật xuất gia tầm đạo) nhằm ngày march 2, 2001, bịnh viện đã đưa Phật tử Lê-Văn-Hiếu, pháp danh Ðồng-Hưng sanh 1940 tại Long-An trở lại tư gia, với bộ phận tiếp dưỡng khí và y tá bịnh viện lúc 11 giờ trưa.
Sư Cô Luân-Liên và Ni Cô Liên-Trí đã túc trực sẵn từ 9 giờ sáng. Một lần nữa, bằng một giọng từ hòa, Sư Cô ban pháp nhủ cuối cùng: “Chú Ðồng-Hưng, Sư Cô, Ni Cô cùng qúy đạo hữu và gia đình đồng cầu nguyện hộ niệm cho Chú được nhẹ nhàng An-Lạc, gạt bỏ mọi vọng niệm, Chú nhớ niệm Phật theo, ráng nhứt tâm, đừng gián đoạn, Chư Phật sẽ tiếp độ cho Chú.”
Một lần nữa, mi mắt, bàn tay rung động nhẹ, anh Ðồng-Hưng đang cố gắng sức tàn như muốn gắng gượng ngồi dậy, hơi thở mạnh hơn.
Gia quyến gồm chị Ðồng-Thịnh, bảy con gái, một trai, hai con rể cùng Ban Trợ Niệm. Sư Cô khuyên bảo mọi người không nên có một lời than khóc thường tình, hay biểu lộ sự buồn thảm. Sư Cô phát cho mọi người một quyển Kinh và hướng dẫn mọi người niệm theo Sư Cô và Ni Cô Liên-Trí.
Toàn thể niệm Kinh trong bầu không khí trang nghiêm, thanh tịnh từ 12 giờ trưa. Ðúng 2 giờ 30 chiều, Sư Cô ra hiệu cho cô y tá bịnh viện rút ống tiếp hơi dưỡng khí; anh Ðồng-Hưng thở dồn dập mạnh, gián đoạn từng chập rất khó khăn.
Mọi người hiện diện đồng thanh niệm theo Sư Cô và Ni Cô Liên-Trí, chí thành và miệt mài. Tiếng Sư Cô Luân-Liên mỗi lúc một tơ, mọi người tập trung mãnh liệt hơn, hơi thở bịnh nhân từ từ yếu dần…
Hơn 5 giờ chiều, điềm lành xuất hiện, mặt bịnh nhân trở nên nhẹ nhàng an tĩnh, mặt, tai và lưỡi hồng hào như người khỏe mạnh mặc dù hơi thở từng chập, nhưng đều đều nhẹ nhàng, nét mặt từ hòa, hoan hỷ.
Cụ Bà Diệu-Ngọc (Ngô-Thị-Sơn), nhạc mẫu của anh Ðồng-Hưng, đã ngoài 85 tuổI, tuy đã qúa tuổi đại thọ, nhưng nhờ công phu niệm Phật trì niệm sớm chiều nên thần thái vẫn còn sung mãn; Cụ buột miệng thốt lên: “Thằng Hiếu mặt đỏ hồng hào như thế này chắc nó chưa đi trong ngày nay.”
Buổi hộ niệm kéo dài đến 5 giờ 48 phút, Sư Cô vì nhận thấy bịnh nhân rất tươi tắn và thở đều đặn nên nghĩ rằng bịnh nhân có thể kéo dài nhiều giờ. Ðể hộ niệm cho một buổi lễ cúng cho một Phật tử khác đã hứa trước, Sư Cô chuẩn bị đi, xong sẽ trở lại, nhưng xe vừa ra đến cổng, chị Ðồng-Thịnh hấp tấp gọi Sư Cô trở lại. Anh Ðồng-Hưng bắt đầu phun nước bọt.
Tiến nhanh đến bịnh nhân, Sư Cô dặn: “Chú Ðồng-Hưng ráng nhứt tâm niệm Phật.” Sư Cô cùng cả mọi người hiện diện tiếp tục hộ niệm. Vài phút sau, bỗng anh thở ra ba hơi dài, mỗi hơi cách nhau vài giây, mặt hơi ngẩn lên nửa như từ giã, nửa như cám ơn Sư Cô và trút hơi thở cưối cùng lúc 5 giờ 53 phút.
Tiếng niệm Phật vẫn tiếp tục vang đều. Sắc mặt anh Ðồng-Hưng đỏ hồng từ từ tái xanh, Sư Cô Luân-Lien thăm dò khí đạo, sờ nhẹ các nơi và cho biết: “Chú Ðồng-Hưng đã xuất thần lưu lại hơi ấm nơi đỉnh đầu trong trạng thái an tĩnh.” Sư Cô nói tiếp: “Phật tử Ðồng-Hưng đã vãng sanh. Sau buổi lễ hỏa táng, nên dặn dò nhà quàn, sau khi thiêu, không được dùng máy nghiền, hãy giữ nguyên xương cốt còn lại để kiểm nghiệm.”
Theo sự dặn dò của Sư Cô Luân-Liên, hai ngày sau, thân nhân của anh Ðồng-Hưng mang hết các túi đựng hài cốt của anh đem về Chùa cho Sư Cô kiểm nghiệm. Tỉ mỉ kiểm từng phần Sư Cô cho biết Phật tử Ðồng-Hưng đã lưu lại rất nhiều Xá-Lợi đủ loại, Xá-Lợi Não, Xá-Lợi Răng đủ màu sắt đẹp đẽ.
Kính Chú Tịnh-Hải,
Chúng cháu kính gởi thơ này kèm theo các hình màu đủ loại Xá-Lợi của Phật tử Ðồng-Hưng, mong rằng có thể giúp cho quyển “Niệm Phật Vãng Sanh Lưu Xá-Lợi” mà chú sắp tái bản. Nguyện cầu Hồng Ân Tam Bảo phù hộ chú được khang kiện, Bồ Ðề Tâm, cùng Bồ-Tát Hạnh kiên cố để đóng góp sở học của mình vào việc ấn hành Kinh Sách cho tiền đồ Phật Giáo.
Kính Chú,
Thiện-Viên & Ngọc-Xuân
Bài trên đây nếu được phân tách, có rất nhiều chỗ hay cho mọi người muốn tu vãng sanh học hỏi.
Trước khi đi sâu vào các điểm ấy, chúng tôi muốn nói them một việc. Vài ngày sau khi gởi thơ cho chúng tôi, Thiện-Viên gọi điện thoạI nói: “Chú Tịnh-Hải ơi! Cho cháu được bổ túc thêm mấy chữ trong điều thứ 18 của 48 đại nguyện của Ðức Phật A-Di-Ðà.”
Ðây là điều chúng tôi qúy mến sự thận trọng của Thiện-Viên, bởi Kinh Phật xem qua phải nắm cho vững, trích dẫn phải kỹ lưỡng. Nguyên văn điều thứ 18 như sau: “Lúc tôi thành Phật, thập phương chúng sanh chí tâm tin mộ muốn sanh về nước tôi, nhẫn đến mười niệm, nếu không được sanh, thời tôi không ở ngôi chánh giác; trừ kẻ tội tạo ngũ nghịch cùng hủy báng chánh pháp.”
Mười một chữ sau cùng vô cùng trọng hệ. Ở đây chúng tôi tạm không nói về tội ngũ nghịch vì nói ra khá dài, trong sách sưu giải có nói đầy đủ.
Bất cứ chúng sanh nào chí tâm tin mộ, tức hết lòng tin có Phật A-Di-Ðà xưng niệm danh hiệu Ngài, và khi lâm chung cố giữ sao cho mười niệm tiếp nối liền nhau (lời Phật Thích-Ca dạy trong Kinh Niệm Phật Ba-La-Mật) chắc chắn vãng sanh. Ðức Phật A-Di-Ðà đã lập 48 đại nguyện và nói rằng nếu có người niệm Phật mà không vãng sanh, Ngài sẽ không ngồi ở ngôi chánh giác. Ðức Phật không bao giờ vọng ngôn, tức là nói lời không chơn thật. Ngài đang là Phật, nhưng nếu ai niệm Phật và giữ đúng như lời nguyện của Ngài, mà không vãng sanh, Ngài sẽ bỏ ngôi chánh giác. Phải hiểu đúng Kinh Phật như vậy.
Thiện-Viên bỏ sót và bổ túc 11 chữ: “Trừ kẻ tạo tội ngũ nghịch cùng hủy báng chánh pháp.”
Như trước đây chúng tôi đã nói, có người bảo: “Tu tới tâm thanh tịnh là Tịnh-Ðộ rồi, là thấy Phật A-Di-Ðà, cần gì niệm Phật cho mệt.”
Hoặc có người nói: “Niệm Phật làm sao vãng sanh, về tới cõi Phật được?”
Ðó cũng là hủy báng chánh pháp rồi. Tuy miệng nói vậy, vài năm sau người ấy bỗng nhiên đổi pháp tu, chuyển sang niệm Phật. Vậy người ấy có được vãng sanh không?
Theo chúng tôi, chắc chắn là không? Dù sau này niệm Phật nhưng vị ấy cũng không được vãng sanh vì đã có lần phạm tội với Phật, làm sao về sống được ở đất không tội lỗi và rất thanh tịnh - tức trong sạch - của Phật A-Di-Ðà được.
Tuy nói vậy, nhưng Ðức Phật A-Di-Ðà cũng không quyết chấp. Ðã hủy báng chánh pháp muốn về cõi Cực-Lạc cũng còn có cách. Cách này chúng tôi đã trình bày ở đoạn trước, xin tìm sẽ thấy.
Muốn giúp người vãng sanh
nên học Sư Cô Luân-Liên
Như bao thường tình chúng sanh khác, khi Thiện-Viên nhìn thấy Phật tử Ðồng-Hưng đang trong trạng thái mê trầm bất động, liền xúc động muốn khóc, vội kề tai Ðồng-Hưng nói: “Anh hãy cố phấn đấu…vắng anh các cháu sẽ khổ lắm!”
Câu này giống như câu nói của một vị Sư đến nhà quàn làm Lễ cho người đã chết, mà chúng tôi được nghe: “Vong linh ơi! vợ xinh đẹp, con còn nhỏ dại, sao vong linh nỡ bỏ đi?”
Người sắp chết, hay đã chết nghe các câu nói tương tợ, thần thức sẽ vương vấn, vì qúa nặng tình không thể bỏ ra đi, nên sẽ lẩn quẩn bên thân xác. Cho nên trong Kinh Niệm Phật Ba-La-Mật, Ðức Phật dạy về Tình và Tưởng, có nói: Người sắp lâm chung mà còn qúa nặng Tình sẽ đau khổ muôn kiếp. Tham luyến vợ con thì làm sao vãng sanh?
Rất may Sư Cô Luân-Liên đã chận lại và bảo: “Không nên khơi động tình cảm gia thê.” Nếu hiểu thấu điều này, chúng ta thấy Sư Cô Luân-Liên đã thâm nhập Phật Pháp rất sâu và Sư Cô hiểu rõ muốn hộ niệm cho một người sắp lâm chung cần phải dùng các lời khuyên bảo như thế nào? Ðối với người sắp chết và nói như thế nào để hướng dẫn vợ con và thân nhân người sắp chết, hay đã chết? Một lời nói không được học tập, không được chuẩn bị đầy đủ cũng có thể gây hại cho người chết, gây hại không phải một đời mà nhiều đời kiếp.
Cho nên rước Tăng Ni đến tụng niệm cũng phải tìm hiểu trước và phải hết sức thận trọng. Lúc ấy cần nơi đức tu của vị Tăng Ni, ở tấm lòng hoằng pháp độ sanh của vị Tăng Ni đến đám cho có mặt, làm lễ qua loa cho có lệ, lại thiếu đức tu, không được Phật, Bồ-Tát, Thiên-Thần Hộ Pháp qúy mến, thì thần thức người chết khó siêu thăng.
Ðây là mấy lời chân thành nói ra để qúy vị hiểu thật kỹ để chuẩn bị trước cho mình và cho thân nhân.
Trở lại Sư Cô Luân-Liên, sau khi cô ngăn bảo Thiện-Viên, Sư Cô tiến sát người bịnh, nói: “Chú Ðồng-Hưng, hôm nay Sư Cô đến đây để niệm Kinh cầu nguyện cho Chú, hãy tĩnh tâm gạt bỏ mọi tình cảm thế gian, dứt bỏ mọi tạp niệm, nhứt tâm niệm Hồng Danh A-Di-Ðà, cầu nguyện lực của Ngài tiếp độ cho chú.”
Ðây là lời nói xác đáng của một Thiện-Tri-Thức. Chính Sư Cô Luân-Liên đã nhắc nhở giúp Bồ-Tát Sơ-Phát-Tâm Ðồng-Hưng giữ được mười niệm cuối cùng theo lời Kinh dạy. Ðược vãng sanh hay không là lúc này. Theo chúng tôi trong giờ phút ấy, càng nói ngắn gọn hơn, súc tích đầy đủ ý nghĩa hơn, càng khiến cho người bịnh đang mệt hay hôn mê dễ chấp nhận hơn.
Trong bài này, Thiện-Viên viết tương đối đầy đủ từ lúc Ðồng-Hưng sắp tắt hơi thở và những viên Xá-Lợi tìm được sau lễ hỏa táng. Nhưng do lời yêu cầu của Thiện-Viên, chúng tôi tìm hiểu thêm những điều hữu ích viết ra, để Thiện-Viên và qúy vị cùng rút kinh nghiệm.
Ðồng-Hưng tu như thế nào
Mà đắc qủa Bồ-Tát vãng sanh?
Chúng tôi đã bỏ ra ba tuần lễ tiếp xúc với vợ con của anh Ðồng-Hưng. Chúng tôi có nhớ có lần đã hỏi Thiện-Viên: “Tu như Ðồng-Hưng làm sao có Xá-Lợi được?”
Thiện-Viên đáp: Gia đình bên vợ Ðồng-Hưng là người sùng đạo Phật, còn Ðồng-Hưng quy-y Tam Bảo từ thuở nhỏ.
Chúng tôi ngẫm nghĩ một hồi, rồi nói: Như vậy không đủ chứng minh khi chết Ðồng-Hưng vãng sanh, dù rằng Ðồng-Hưng đã lưu Xá-Lợi. Dù vợ Ðồng-Hưng lạy Phật nổi u bầm cả trán, có thể giúp ích cho Ðồng-Hưng nhiều mặt, nhưng không giúp mặt Vãng-Sanh Tây-Phương Cực-Lạc và có Xá-Lợi. Trong nhà Phật ai tu nấy chứng, không ai tu giùm cho ai được hết. Như Tôn-Giả A-Nan là bà con Phật, làm thị giả cho Phật, lại đa văn nghe làm sao nhớ y vậy; thế mà sau khi Phật nhập Ðại Niết-Bàn, Tôn-Giả A-Nan vẫn chưa đắc qủa A-La-Hán. Cho nên chúng ta nói phải có sách, mách phải có chứng.
Thiện-Viên cười, rồi trút mọi việc lên chúng tôi: “Vậy, việc tìm hiểu thêm xin nhờ ở Chú.” Nói xong, Thiện-Viên liền… bye bye Chú.
Dĩ nhiên là chúng tôi phải làm, dù rằng chúng tôi mệt về tim. Kết qủa chúng tôi tìm hiểu như sau:
Ðồng-Hưng tên thật là Lê-Văn-Hiếu, sanh ngày 23-11-1940 trong một gia đình trung lưu tại Long-An. Sau đó về ở Xóm Củi, Chợ-Lớn và thường đi chùa Long-Vân với bà Ngoại và biết tụng Kinh hồi nhỏ. Hơn 10 tuổi đã đi theo Sư Ông chùa Long-Vân đi hộ niệm cho người hấp hối hoặc dự các đám tang.
Lớn lên Lê-Văn-Hiếu đi lính mấy năm. Là một thanh niên có tâm đạo, nên dù ở đâu lúc rãnh đều đi chùa lạy Phật. Nghỉ phép về nhà lại theo bà Nội đi chùa. Rồi Lê-Văn-Hiếu ra lính, lập gia đình lo việc buôn bán ở Chợ-Lớn. Vào ngày Rằm, ngày Lễ, Hiếu thường theo các đoàn hành hương viếng các chùa ở Sài Gòn như Chùa Ấn-Quang, viếng các Chùa Trà-Cú, Bến-Tre, Mỹ-Tho và Chùa ở Núi Bà, v.v…
Ðến năm 1982, Lê-Văn-Hiếu cùng vợ con quy y với Hòa Thượng Thích-Hành-Trụ tại Chùa Ðông-Hưng ở Thủ-Thiêm. Hiếu được ban pháp danh Ðồng-Hưng và vợ là Ðồng-Thịnh.
Hiếu là người có đạo tâm, buôn bán thì luôn luôn bán rẻ cho mọi người, không hề nói thách. Ði chùa nào, thì lo tiếp tay với các Sư xây dựng sửa sang Chùa ấy. Khi qua Mỹ, vào 1992, Hiếu dành tiền gởi về Việt Nam giúp sửa sang lại Chùa Long-Vân. Qua Mỹ con cái muốn xin vô làm việc ở sòng bài, Hiếu liền cấm ngặt không cho.
Chẳng bao lâu Hiếu bị bịnh tiểu đường. Bịnh này thường kéo theo máu cao, lá lách bị sưng và thận bị hư nặng. Sau đó chân Hiếu bị liệt, không còn đi được, không thể qùy lạy Phật. Có lẽ do Hiếu không đi chùa lạy Phật, nên nhiều người cho rằng Hiếu thiếu sự tu tập. Nhưng! Ðâu ai ngờ, do cái duyên bịnh hoạn đó mà Hiếu đắc qủa vãng sanh? Qúy vị có tin điều này không? Nếu không tin, xin theo dõi thật kỹ đoạn này.
Càng bịnh hoạn đau đớn
Càng niệm Phật nhất tâm
Trong sách này như chúng ta đã thấy, đa số qúy vị vãng sanh lưu Xá-Lợi đều bị bịnh nặng như ung thư, tiểu đường… và khi biết mình bị bịnh trầm kha, người bị bịnh nếu là Phật tử tu Tịnh-Ðộ sẽ niệm Phật tha thiết, tin sâu vào cõi Cực-Lạc và quyết tâm niệm Phật để được vãng sanh, như là một cái phao cứu độ. Khi bịnh hành xác, người đau càng nhứt tâm xưng niệm hồng danh Nam-Mô A-Di-Ðà Phật.
Lúc Lê-Văn-Hiếu bị bịnh nặng, ngồi một chỗ buồn bực, chị Nuôi, vợ của Hiếu sợ chồng mình sẽ tự vận để khỏi đau đớn, nên thường khuyên chồng: “Mẹ con em sẽ tận tâm săn sóc cho anh, anh đừng nên nghĩ đến hủy hoại thân. Anh hãy ráng lo tĩnh tâm để rửa sạch nghiệp. Chỉ có Phật A-Di-Ðà mới cứu độ được anh. Anh hãy ráng lo niệm Phật.”
Hiếu trả lời vợ: “Tôi biết mà bà, tôi có lúc nào mà không niệm Phật!”
Mỗi ngày sáng và chiều, Hiếu đều thắp nhang và xá Phật, vì không lạy được. Ðúng giờ Hiếu nhắc vợ con chuẩn bị thắp nhang. Những giờ khác, Hiếu nín lặng ngồi nghe băng giảng, hoặc lặng lẽ ngồi niệm Phật. Tối ngủ cũng nghe băng niệm Phật và niệm theo.
Người đời, tối ngày ngồi nghe Tivi, radio hoặc miệng nói huyên thuyên. Các vị Tổ ngày xưa dạy: “Bớt nói một câu chuyện, thêm một câu Nam-Mô A-Di-Ðà Phật thì Tâm Thể sớm được yên tịnh.”
Chính những khi đau đớn thể xác, Bồ-Tát Sơ-Phát-Tâm Ðồng-Hưng Lê-Văn-Hiếu càng ít nói hơn và kiên trì niệm Phật không ngừng.
Như chúng tôi thường nhắc đi nhắc lại câu Ðức Phật Thích-Ca nói trong trang 27-28 rằng: “Nếu có chúng sanh nào chí thành xưng niệm danh hiệu Nam-Mô A-Di-Ðà-Phật, thì uy lực bất khả tư nghị của danh hiệu khiến cho Tâm Thể thanh tịnh mà chúng sanh ấy không hề hay biết, tự nhiên chứng nhập Sơ Phần Pháp Thân…”
Chúng ta hãy nghiệm lại xem, có phải do duyên đau đớn thể xác, mà bất cứ khi ngồi, nằm Ðồng-Hưng Lê-Văn-Hiếu đều âm thầm, lặng lẽ niệm danh hiệu Phật A-Di-Ðà, và uy lực của danh hiệu Nam-Mô A-Di-Ðà Phật càng giúp cho Tâm Thể của anh đang thanh tịnh càng thanh tịnh thêm, mà anh đâu hề hay biết. Như Phật nói, tự nhiên anh chứng nhập Sơ Phần Pháp Thân; đó là qủa Sơ-Ðịa Bồ-Tát.
Người niệm Phật như vậy đạt được sức định gọi là Niệm Phật Tam Muội. Những vị niệm Phật có được Xá-Lợi nhờ thân tâm yên tịnh kết nhục thân thành một khối lưu ly sáng ngời, mà trước đây chúng tôi đã từng trình bày. Những Xá-Lợi này chứng minh thêm rằng vị ấy niệm Phật đạt phẩm vị cao hơn người Niệm Phật đới nghiệp vãng sanh.
Như vậy, Ðồng-Hưng Lê-Văn-Hiếu tuy không tu hình thức như đi chùa, tụng kinh lạy Phật. Nhưng anh tu lặng lẽ, âm thầm chuyên tâm Niệm Phật. Nhưng anh tu lặng lẽ, âm thầm chuyên tâm Niệm Phật, theo lời Kinh Phật dạy.
Nơi trang 30, Kinh Niệm Phật Ba-La-Mật, Ðức Phật dạy: “Muốn được vãng sanh Cực-Lạc chỉ cần xưng niệm danh hiệu Phật là đủ. Vì danh hiệu Phật chính là biểu tướng của Pháp-Thân cho nên niệm danh hiệu tức là niệm Pháp Thân Phật vậy, và người tu Niệm Phật khỏi phải kiêm thêm bất cứ môn tu nào nữa.”
Bồ-Tát Sơ-Phát-Tâm Ðồng-Hưng Lê-Văn-Hiếu đã niệm Phật và thâm nhập Pháp Thân Phật, nên đạt phẩm vị cao, lưu lại rất nhiều Xá-Lợi. Có thể nói, trong bài này cho thấy Ðồng-Hưng Lê-Văn-Hiếu giữ được hai phần vãng sanh:
1. Lúc Sư Cô Luân-Liên nhắc anh niệm Phật trước khi lâm chung.
2. Dù vậy, giả tỷ như không gặp được Sư Cô Luân-Liên, Ðồng-Hưng vẫn vãng sanh do niệm Phật đã nhập tâm giống như trường hợp của Cụ Bà Diệu-Chánh ở chuyện vãng sanh kế tiếp đây.
Hiện nay vẫn còn có rất nhiều người tu niệm nhưng chưa vì lâm bịnh trầm kha, không chí tử niệm Phật, thì làm sao được qủa vãng sanh cao được. Vì vậy mà có người ngộ nhận nói: “Mấy người vãng sanh có Xá-Lợi đều mang bịnh ung thư…” Nếu không do ác ý, thì đây là một sai lầm lớn.
Tiện đây xin kể một bài toán khó giải. Số là còn hai tháng nữa phải đưa sách này đến nhà in để tái ấn tống. Lúc này bịnh tình của chúng tôi hơi nặng, nhiều Tăng Ni và đạo hữu nghe tin gọi đến bảo sẽ tụng Kinh cầu an cho chúng tôi. Riêng Ngài “Hòa Thượng Xe Bus” bảo “Tịnh-Hải hãy nhứt tâm niệm Phật thì bịnh gì rồi cũng sẽ hết.”
Tại sao niệm A-Di-Ðà-Phật,
bịnh gì rồi cũng sẽ hết?
Chúng tôi hiểu rõ, Phật A-Di-Ðà là bậc Y Vương. Nhưng niệm Phật làm sao hết tất cả bịnh khổ? Chúng tôi lại lật Kinh Sách ra nghiên cứu, suy nghiệm mới hiểu rằng: “Mọi người đều có cái nghiệp do thân, miệng, ý sanh ra. Nghiệp ấy do một sức mạnh khiến cho mỗi chúng sanh phải chịu những cái qủa. Sức mạnh ấy gọi là lực, hay nghiệp lực. Mỗi người đều do nghiệp lực, mà hiện tại và tương lai cuộc sống người ấy tương ứng và chiêu cảm khổ đau, bịnh tật, nạn tai, thiên tai, hoặc ngược lại.”
Thí dụ một người làm ác thì do nghiệp lực mà có cuộc sống tương xứng và ứng hợp với điều ác đã làm và chiêu cảm bịnh hoạn hoặc thiên tai, nạn tai, giặc giả, v.v…
Nhưng khi một người đã nhất tâm Niệm Phật thì Tâm Thể thanh tịnh; thì do nghiệp lực mà cuộc sống hiện tại và tương lai của người ấy trở nên vui vẻ mạnh khỏe hết bịnh hoạn, hoặc người ấy lại bịnh hoạn thêm. Nhưng bịnh hoạn này không phải do nghiệp đời trước mà do chuyển nghiệp. Nhà Phật thường nói: “Tu là chuyển nghiệp.” Chỗ bịnh hoạn thêm này sẽ làm sạch hết nghiệp để về với Phật.
Và chính nghiệp lực của người chuyên tâm xưng niệm danh hiệu Nam-Mô A-Di-Ðà-Phật sẽ tương ứng và chiêu cảm y báo và chánh báo của Ðức Phật A-Di-Ðà ở cõi Cực-Lạc. (xem Kinh trang 17)
Tại sao đời này có những người sanh ra ở trong gia đình giàu có, sống hạnh phúc, vì kiếp trước họ làm nhiều điều thiện nên khi họ trở lại kiếp này nghiệp lực của họ tương ứng với giàu sang phú qúy, chiêu cảm cuộc sống tốt. Ðại khái như vậy, nếu nói đầy đủ phải tốn rất nhiều thời giờ.
Như vậy, nếu chúng tôi nhất tâm Niệm Phật, có thể bịnh gì rồi cũng hết. Giống như “Hòa Thượng Xe Bus”, trước đây Ngài bịnh hoạn trầm kha mà bây giờ Ngài chỉ ăn ngày một bửa; ngồi xe bus gần như quanh năm mà không bịnh hoạn gì cả; nói năng nghe rổn rảng. Hoặc có thể ngược lại, do chuyển nghiệp hoặc do niệm Phật sạch nghiệp thì đến lúc, cũng phải đi về với Phật.
Chúng tôi hiểu như vậy và đã chuẩn bị tâm lý, nên dù đang bịnh cũng coi như không có bịnh quyết hoàn thành sứ mạng tự mình nhận lấy.
Xin nói thêm về năng lực của
Danh hiệu A-Di-Ðà Phật.
Bồ-Tát Quán-Thế-Âm đã dùng nguyên một phẩm để nói về năng lực bất khả tư nghị của danh hiệu Nam-Mô A-Di-Ðà Phật (xem từ trang 103). Cuối cùng Ngài bảo: “Giả sử đem muôn ức Na-Do-Tha Hằng-Hà-Sa Quốc-Ðộ (tức là cõi các nước) mà nghiền thành vi trần (hạt bụi nhỏ) dùng khoảng thời gian vô cùng dài lâu ấy để diễn nói tất cả năng lực bất nghị của danh hiệu Phật, thì cũng không thể nào diễn nói cho đầy đủ hết được. Nay ta tạm thuyết ít phần trong vô lượng vô biên bất-khả-thuyết, bất-khả-thuyết, năng-lực bất-khả-tư-nghị của danh hiệu thù thắng, vi diệu đệ nhứt ấy.”
Trong nhà Phật, theo Cư Sĩ Nguyễn-Học-Tài, khi hai chữ “bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết” đi liền với nhau trở thành con số vĩ đại không viết ra nổi. Theo Bồ-Tát Quán-Thế-Âm, nếu Ngài dùng khoảng thời gian hàng triệu tỷ năm để nói về năng lực bất tư nghị của danh hiệu Nam-Mô A-Di-Ðà Phật cũng không sao diễn nói cho đầy đủ hết (cho nên chúng tôi thương và sợ giùm cho những vị nói rằng không có Phật A-Di-Ðà, không có cõi Cực-Lạc.)
Tóm lại, khi nghiệm ra được “Nghiệp lực tương ứng và chiêu cảm” chúng ta hiểu ngay tại sao có những người niệm Phật được vãng sanh.
Bây giờ xin trở lại một chút về hiện tượng vãng sanh của Ðồng-Hưng Lê-Văn-Hiếu.
Cháu Lê-Thu-Vân, Lê-Thu-Sen, con gái của Lê-Văn-Hiếu kể: “Khi nhà quàn đến chở xác của ba cháu, họ đến có hai người. Thấy vậy chị em cháu phải tiếp khiêng với họ đưa Ba ra xe. Lúc làm việc, cháu đụng phải tay Ba cháu. Cháu ngạc nhiên tại sao tay Ba cháu vẫn còn mềm dịu(?). Cháu bèn cầm tay Ba cháu lên xem, qủa thật tay Ba cháu dịu quặc. Cháu cầm các ngón tay Ba co vô co ra một cách dễ dàng.” (xin xem rõ chuyện của Cụ Bà Diệu-Chi để thấy trường hợp tương tợ) Cháu Thu-Vân kể thêm: “Lúc Ba cháu tắt thở, bỗng nhiên cháu thoáng ngửi một mùi hương ngạt ngào khiến trong người khỏe khoắn lạ lùng. Mùi thơm này không giống mùi nước hoa."
Vợ con Ðồng-Hưng còn kể chúng tôi nghe nhiều điều khác, về những giấc chiêm bao, nhưng nghĩ rằng không liên hệ đến sự vãng sanh, nên miễn kể ra đây.
Trích trong sách “Những Chuyện Vãng Sanh Lưu Xá Lợi” của Cư Sĩ Tịnh Hải.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment