Thursday
Xa Loi cua Cu Si Thien Buu
CƯ SĨ THIỆN-BỬU
NGUYỄN-VĂN-TRÍ
Vãng sanh 24-10-2000
đặc biệt có chiếc răng Xá-Lợi thật đẹp!
Ðây là vị vãng sanh thứ năm, sau khi chúng tôi viết xong quyển Những Chuyện Niệm Phật Vãng Sanh Lưu Xá-Lợi này mà vẫn còn phải viết tiếp…
Ðúng như chuyện vừa qua chúng tôi đã nói: “Chừng nào thời mạc pháp này còn nhiều người tinh tấn và kiên trì nhứt tâm niệm Phật thì vẫn còn người đắc qủa vãng sanh lưu Xá-Lợi.” Có nghĩa là vãng sanh Cực-Lạc chẳng còn là chuyện không tưởng như nhiều người nói.
Nhưng có một chuyện lạ khiến chúng tôi muốn gấp rút đưa bản in cho nhà ấn loát, vì chúng tôi đã trì hoãn nhiều ngày, song dường như có cái gì dính cứng mà dù chúng tôi muốn cũng không sao được như ý. Bài vở chúng tôi viết xong chỉ còn chờ hình ảnh Xá-Lợi của cố Hòa Thượng Thiền Ðịnh từ bên Pháp gởi sang.
Lúc Thượng Tọa Minh-Ðức từ Mỹ sắp ra phi trường về Pháp cách đây ba mươi ngày, tức là cách 30 ngày mà chúng tôi viết những dòng chữ này; hôm ấy chúng tôi đã viết địa chỉ giao cho Thượng Tọa. Thượng Tọa hứa về tới Pháp là năm ngày sau sẽ gởi hỏa tốc, hai hôm sau chúng tôi nhận được.
Nhưng chờ qúa 10 ngày chẳng thấy. Bỗng nhiên chúng tôi linh cảm sẽ có điều gì nữa xảy ra.
Chờ đợi không được, chúng tôi phải gọi điện thoại sang chùa Phước-Bình. Nghe tiếng chúng tôi Thượng Tọa phân trần rằng: Lúc Thượng Tọa xuống phi trường Paris, bỗng phát giác ra cái bóp đựng giấy tờ của Thượng Tọa mất hết, kể cả giấy viết địa chỉ của chúng tôi. Do đó Thượng Tọa phải gởi đến chùa Phổ-Hiền ở Monterey Park nhờ trao cho chúng tôi. Ðến giờ phút này chúng tôi vẫn không thấy tin tức.
Trong sự không suông sẻ này do kinh nghiệm hàng ngày, chúng tôi linh cảm sẽ có điều gì nữa.
Vào sáng ngày Chúa Nhật 29-10 vừa qua, một ngày lạnh lẽo, ảm đạm của Nam Cali, chúng tôi được điện thoại của Thanh-Chánh, một Phật tử của Phật Học Viện Quốc Tế báo tin cư sĩ Thiện-Bửu vừa mất có nhiều Xá-Lợi và vào 2 giờ trưa này sẽ làm lễ giỗ sơ thất rồi an trí Xá-Lợi vào tháp tại Phật Học Viện Quốc Tế. Ðây là điều xảy ra chúng tôi linh cảm chăng?
Chúng tôi thật vui mừng! Vui mừng vì… qủa đúng, bất cứ chúng sanh nào nhứt tâm xưng niệm danh hiệu Nam-Mô-A-Di-Ðà-Phật khi lâm chung đều được vãng sanh. Và có Xá-Lợi là để cho chúng ta biết người chết đã vãng sanh. Nhưng chúng tôi cần lập lại một lần nữa: “Không phải tất cả những ai vãng sanh cũng đều có Xá-Lợi.” Lập tức chúng tôi cho hiền nội hay, và hai chúng tôi liền ra xe đi Phật Học Viện Quốc Tế.
Cư sĩ Thiện-Bửu lâm chung lưu Xá-Lợi được coi là điều đương nhiên, vì anh là người hiểu đạo, sâu dầy, thọ Bồ Tát giới đã 16 năm và giữ giới Bồ Tát không hề quên sót.
Chúng tôi nhớ vào lễ Vu-Lan vừa qua, sau khi đánh máy xong sách này (lúc chưa viết thêm) chúng tôi đem lên chùa để trình với Hòa Thượng Ðức Niệm; lúc ấy đạo hữu Thiện Bửu có mặt. Nhiều đệ tử tại gia của Hòa Thượng trầm trồ mấy hình Xá-Lợi. Còn Thiện-Bửu nhìn qua rồi bỏ đi. Bây giờ chúng tôi mới vỡ lẽ, thì ra Thiện Bửu xúc cảm trước hình ảnh và bài vở nói về những vị lâm chung đã vãng sanh và còn lưu lại nhiều Xá-Lợi. Ðây là tâm trạng của một người đã chọn lựa nơi đến của mình, bây giờ lại gặp lại được Chuyện Niệm Phật Vãng Sanh là điều mình mơ ước và là nơi mình quyết phải đến. Thật ra lúc bấy giờ chúng tôi có hơi thắc mắc. Nhưng một thoáng qua thì chúng tôi không nghĩ tới nữa, vì Thiện-Bửu là một liên hữu, một bạn đạo mà hiền nội tôi rất qúy mến.
Bây giờ, hãy tìm hiểu về cuộc đời và hạnh tu của cư sĩ Thiện-Bửu.
Vượt biên, giữa biển khơi
thấy Quán-Thế-Âm Ðại Sĩ
Lúc lâm chung cư sĩ Thiện-Bửu thọ 74 tuổi, tên thật là Nguyễn-Văn-Trí, quê tại Sài Gòn. Năm 1964 Nguyễn-Văn-Trí quy y với Hòa Thượng Thích-Viên-Thông tại chùa Giác-Ngạn ở đường Trương-Minh-Ký, được đặt pháp danh Thiện-Bửu. Ngay sau đó Thiện-Bửu tiếp xúc xây dựng chùa Giác-Uyển. Rồi Thiện-Bửu trở thành Gia trưởng Gia Ðình Phật Tử của chùa Giác-Uyển.
Về sau Thiện-Bửu được bầu làm chánh đại diện quân nhân Phật tử Không-Quân. Chính vì chức chánh đại diện này mà Thiện-Bửu bị “đì” làm Thiếu-Tá mãi cho đến ngày sắp mất đất nước mới được lãnh tờ giấy thăng Trung-Tá.
Năm 1981, Thiện-Bửu và đứa con vượt biên. Vì nghe nói đàn bà con gái vượt biên gặp hải tặc bất lợi, nên Thiện-Bửu bắt con gái cắt tóc ngắn giả con trai. Cư sĩ Thiện-Bửu vượt biên trên một ghe máy đủ sức chở 11 người thôi. Khi ra khơi, Thiện-Bửu ngồi trước đầu ghe máy, miệng không ngớt niệm, “Nam-Mô Ðại Từ Ðại Bi Tầm Thinh Cứu Khổ Cứu Nạn Quán-Thế-Âm-Bồ-Tát-Ma-Ha-Tát.” Thiện-Bửu rất tin tưởng vào sự cứu khổ cứu nạn của Quán-Thế-Âm-Ðại Sĩ.
Thay vì đi Mã Lai, ghe máy lại chạy lạc hướng qua Thái Lan, rồi gặp hải tặc. Thiện-Bửu vẫn bình tĩnh và khẩn thiết kêu cứu thầm với Quán-Thế-Âm Ðại Sĩ. Thiện-Bửu lột cái đồng hồ vàng, chiếc cà rá vàng và đôi mắt kiếng đưa cho cướp và tỏ vẻ cho chúng biết mình chẳng còn gì nữa. Bọn cướp lấy thêm đồ đạc của người khác rồi trở về tàu cướp, lấy thức ăn cho Thiện-Bửu.
Là một Phật tử, Thiện-Bửu biết do nghiệp quá khứ mà mình phải gặp cướp; đó là điều không tránh được. Nhưng gặp cướp mà không bị hại đến thân thể phải nói là nhờ sự che chở của Quán-Thế-Âm Ðại Sĩ.
Vào 3 giờ chiều hôm đó, Thiện-Bửu ngước nhìn lên trời thấy Quán-Thế-Âm Bồ-Tát mặc toàn đồ trắng, mà người đời thường gọi là Bạch Y Ðại Sĩ, hiện ra trên mây đang mỉm cười… Thiện-Bửu mừng rỡ vừa chấp hai tay xá chào thì Ngài biến mất. Ngoài Thiện-Bửu ra trên ghe không ai trông thấy.
Thiện-Bửu vội báo tin cho mọi người biết để họ cùng an tâm. Từ đó Thiện-Bửu càng tin vào sự linh ứng của Bồ Tát Quán-Thế-Âm.
Mấy hôm sau, một bầy cá heo độ trên 30 con nổi lên, chúng lượn xung quanh ghe máy, rồi chuyển sang một hướng khác. Thiện-Bửu nghĩ rằng đoàn cá này muốn hướng dẫn ghe mình đi, anh liền kêu người lái ghe máy cho chạy theo hướng cá. Qủa nhiên không bao lâu thấy đất liền Mã Lai.
Té nứt sọ thấy Tổ Ðạt-Ma
và chư Tăng xoa đầu hết bịnh
Khi đến Mỹ, Thiện-Bửu ở Chicago. Năm 1986, Thiện-Bửu thọ Bồ Tát giới với Hòa Thượng Thích-Ðức-Niệm tại chùa Quang-Minh, Chicago; và được bầu làm Tổng Thơ Ký Hội Ðồng Quản Trị Chùa Quang-Minh.
Từ ngày đến Hoa Kỳ, do tin tưởng vào sự hiển linh của Bồ Tát Quán-Thế-Âm, Thiện-Bửu tu hành thật tinh tấn. Sau khi thọ Bồ Tát giới, Thiện-Bửu càng tinh tấn hơn, giữ giới Bồ Tát tại gia càng nghiêm cẩn hơn. Thiện-Bửu nói với vợ con rằng: Hòa Thượng Thích-Ðức-Niệm dạy trong cuốn Tại Gia Bồ Tát như vầy: “Nếu người tu học Phật mà không thọ giới, không bố tát, thì không phải là Phật tử, cũng không có cơ hội để tiến tu giải thoát sanh tử luân hồi.”
Vì còn phải đi làm để sanh sống, mỗi ngày Thiện-Bửu đều hành trì tụng kinh niệm Phật một thời, không bao giờ thiếu sót.
1988, Thiện-Bửu dời về Cali, ngụ tại vùng San Jose, mỗi ngày niêm Phật hai thời. Sáng niệm danh hiệu Nam-Mô-A-Di-Ðà-Phật mười chuỗi; chiều niệm Phật Dược Sư một chuỗi, Quán-Thế-Âm Bồ Tát ba chuỗi. Ngoài ra suốt ngày lúc nào cũng xưng niêm danh hiệu Nam-Mô-A-Di-Ðà-Phật. Ra vườn trồng cây cuốc đất hay lái xe cũng niệm Phật. Thiện-Bửu thích thanh tịnh yên lặng, nên vợ con không nói lớn tiếng, cười đùa mỗi khi có sự hiện diện của anh.
Mỗi khi có lễ lớn hay hội họp, Thiện-Bửu đều về Phật Học Viện Quốc Tế sinh hoạt. Anh được bầu làm Phó Chủ Tịch Hội Ðồng Quản Trị Phật Học Viện Quốc Tế. Thiện-Bửu còn là một thành viên vận động thành lập Giáo HộI Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại Hoa Kỳ. Anh là người hiểu sâu Phật pháp, tin tưởng vào pháp môn Tịnh Ðộ Cực-Lạc.
Những ngày không về Phật Học Viện Quốc Tế, Thiện-Bửu thường đến các chùa ở San Jose làm Phật sự.
1994, Thiện-Bửu đi chợ bị trợt té nứt sọ ba lằn bên trái, Bác sĩ bịnh viện cho rằng người bị thương như thế, nếu không chết phải bị liệt toàn thân hay bán thân; nhưng Thiện-Bửu chỉ đau đớn chớ không bại liệt. Những ngày nằm nhà thương, Thiện-Bửu thấy Tổ Ðạt-Ma và chư Tăng đứng ở đầu giường và nói rằng: “Tất cả sẽ qua!”
Sau đó Thiện-Bửu được cho xuất viện. Trong những năm cuối cùng. Thiện-Bửu đau gan nặng, anh càng nhứt tâm xưng niệm danh hiệu Nam-Mô-A-Di-Ðà-Phật, cầu nguyện vãng sanh.
Nói với Hòa Thượng Ðức-Niệm:
“Con sẽ vãng sanh Cực-Lạc!”
Một tháng trước khi mất, bất cứ ai đến thăm Thiện-Bửu đều khuyên ráng tu hành và nên thường xuyên niệm Phật để được vãng sanh Cực-Lạc.
Vào Thứ Sáu 20-10-2000, được tin Thiện-Bửu đang đau nặng ở nhà thương Stanford, Hòa Thượng Thích-Ðức-Niệm hướng dẫn phái đoàn Phật tử Phật Học Viện Quốc Tế lên San Jose thăm.
Sau một hồi trò chuyện, Thiện-Bửu yêu cầu mọi người ra ngoài, để anh được nói chuyện riêng với Hòa Thượng.
Phật tử Thanh-Chánh sau này kể lại với chúng tôi rằng: “Khi mọi người đi ra ngoài hết, Thiện-Bửu vội ngồi dậy đảnh lễ Hòa-Thượng, và nói:
“A-Di-Ðà Phật, con xin Hòa Thượng ba điều:
1. Con không thể sống thêm nữa. Gia đình con không có con trai, mọi việc nhờ sư phụ lo dùm, sau khi con chết, xin đem tro cốt con về Phật Học Viện Quốc Tế. (nói xong Thiện-Bửu vui mừng vì Hòa Thượng hứa lời.)
2. Xin Hòa Thượng ráng giữ gìn sức khoẻ để lo cho Phật Học Viện Quốc Tế và Giáo Hội. (nói xong Thiện-Bửu bật khóc.)
3. Giáo Hội còn nhiều chông gai, còn bị chúng ma phá cho nên chưa yên ổn, khẩn cầu Hòa Thượng cố gắng cùng chư Ðại Tăng làm cho Phật sự viên thành. Trong nước còn nhiều trở nạn, ác ma còn khuấy phá. Con sẽ vãng sanh Cực-Lạc và sẽ trở về hộ trì Tam-Bảo cõi này, giúp cho Phật pháp và chúng sanh. (nói xong Thiện-Bửu bật khóc lần thứ hai và sau đó trở lại bình thường và nói cười khi mọi người trở vào.)”
Lời nói trong điều thứ ba, chứng tỏ Thiện-Bửu đã biết mình sẽ vãng sanh.
Một kinh nghiệm hộ niệm
mà tất cả đều nên biết
Chiều ngày Thứ Sáu 20 tháng 10, Thiện-Bửu xuất viện. Hôm sau Thiện-Bửu đứng trong cửa kiếng nhìn ra ngoài sân, rồi quay lại nhìn hình vợ chồng con cái treo trên vách. Lại kêu cháu ngoại đến dặn phiI có hiếu với bà. Ba lần Thiện-Bửu cầm tay vợ, chị Diệu-Thanh, rồi hôn lên bàn tay, kêu vợ một tiếng “em”, nói: “Thương con gái và rể chúng ta qúa, trời ơi! tội nghiệp cho con!”
Hôm gặp ở Phật Học Viện Quốc Tế, chị Diệu-Thanh nói với chúng tôi: “Suốt mấy mươi năm trường hai vợ chồng xưng hô nhau “ông ông! Bà bà!” Trước khi biết mình sẽ mất mới gọi một tiếng “em”. Bây giờ ảnh đi rồi…”
Hôm ấy giữa trưa, trời mưa, mây mờ ảm đạm. Giọng chi Diệu-Thanh buông ra nghe thê lương, không phải trách móc, mà như luống tiếc rằng: “Anh Thiện-Bửu đã đi rồi, đi mãi mãi… Không còn dịp được nghe tiếng “em” nữa!”
Rồi chị Diệu-Thanh kể tiếp: Hôm Chúa Nhật 22-10, Thiện-Bửu nói: “Em ơi! Anh thèm ăn một tô canh nấu với đọt lang.” Rồi anh ăn ngon lành.
Vị Ðại Ðức trong chuyện Hòa Thượng Giác-Lập đóng góp ý kiến thứ 2 dưới đây, chứng tỏ Thầy rất am tường về Kinh Tịnh Ðộ và Kinh Thủ Lăng-Nghiêm. Thầy nói:
-Sách Những Chuyện Niệm Phật Vãng Sanh Lưu Xá-Lợi rất hữu ích cho Phật tử thời mạt pháp. Nhưng có một điểm thiết tưởng đạo hữu nên xem lại. Kinh nói, nặng về Tình sẽ chìm xuống. Trong chuyện vãng sanh của cư sĩ Thiện-Bửu, với Xá-Lợi để lại và với hạnh tu của Thiện-Bửu, chắc chắn Ông ta đã được vãng sanh. Nhưng trong bài của đạo hữu nơi trang 248 có kể lại: “Một hôm Thiện-Bửu hôn lên bàn tay vợ kêu lên một tiếng “Em” nói: “Thương con gái và rể chúng ta qúa, Trời ơi! Tội nghiệp cho con.”
Thầy nói tiếp, cũng trang 248, có đoạn viết: “Hôm chúa nhật 22-10 Thiện-Bửu nói: “Em ơi, anh thèm ăn một tô canh nấu với đọt lang.” Rồi anh ngồi ăn ngon lành.
Thầy nói tiếp: “Tu là không dính mắc, buông bỏ hết. Còn thèm một tô canh với đọt lang, như vậy có giải thoát được chăng.”
Chúng tôi cảm kích và thán phục ý kiến đóng góp này, chúng tôi đã bỏ ra nhiều ngày nghiên cứu, tìm hiểu lại hạnh tu của cư sĩ Thiện-Bửu.
Kinh nói: “Chúng sanh nào sống thuần bằng tư tưởng thì bay lên, hóa sanh nơi các cõi Trời. Nếu trong sự thuần tưởng, lại gồm cả Phước, Huệ, và Tịnh-nguyện, thì tự nhiên Tâm-Trí khai mở mà thấy mười phương chư Phật, tùy theo nguyện lực của mình mà sanh về Tịnh-Ðộ.
Cư sĩ Thiện-Bửu đã thật sự sống thuần bằng Tưởng. Cử chỉ cầm tay vợ hôn lần cuối, kêu vợ một tiếng “Em” và nói: “Thương con và rể chúng ta qúa, trời ơi! Tội nghiệp cho con.”
Xét cho kỹ, đây không phải nặng về Tình. Ðây là chút tình còn sót lại, nhưng không làm bận tâm người tu một chút mảy may nào.
Theo Kinh và Tự Ðiển Phật-Học, đây gọi là Tập Khí lâu đời, hay thói quen đã ăn sâu nhiều đời trước, có viết:
“Tu tới bậc A-La-Hán diệt hết các phiền não chánh đáng (gọi là chánh sử) nhưng vẫn chưa dứt được Tập-Khí. Bậc Duyên-Giác dứt được một phần lớn Tập-Khí. Ðạt được qủa Phật mới hết Tập-Khí.”
Như vậy tiếng “Em” mà cư sĩ Thiện-Bửu dùng ở đây không phải để bày tỏ một thứ tình cảm hoàn toàn phàm phu còn dính mắc. Thiện-Bửu không tỏ lộ ý luyến tiếc thế gian này, và sợ sệt chẳng muốn thoát luân hồi sanh tử. Ðây là tiếng Em Chân Tình, không có một chút thường tình.
Vì Thiện-Bửu biết rằng mình sắp ra đi vĩnh viễn, nên thương rể va con còn trẻ mà sắp phải mất người hướng dẫn. Bốn chữ Tội Nghiệp Cho Con như đã nói chỉ là một Tập-Khí lâu đời.
Thật sự, người còn nặng Tình là chị Diệu-Thanh, tức vợ của cư sĩ Thiện-Bửu, cho nên chị ấy mới nói với chúng tôi: “Suốt mấy mươi năm trường hai vợ chồng xưng hô Ông Ông Bà Bà! Trước khi biết mình sẽ mất mới gọi một tiếng “Em”. Bây giờ ảnh đã đi rồi.
Và chị Diệu-Thanh còn nói thêm: “Anh Thiện-Bửu đã đi rồi, đi mãi mãi… không còn dịp được nghe tiếng Em nữa!” Rõ ràng, đây mới đúng là nặng Tình.
Chúng tôi sung sướng viết lên đoạn này để chúng ta có dịp cùng nhau học hỏi về Tình và Tưởng. Chúng tôi vui vẻ nhận lấy lỗi của chúng tôi, nếu không muốn bài này thêm chút thi vị, chúng tôi đừng viết thêm đoạn nói của chị Thiện-Bửu, chắc sẽ giúp ích cho người đọc nhiều hơn. Lỗi ở đây là lỗi của người viết đã ghi lại câu nói ấy. Còn câu thèm ăn một tô canh nấu với đọt lang; đó là một tô canh chay, do Tập-Khí lâu đời mà thèm hoàn toàn không phải thèm một khẩu vị cao lương nào. Do đó không thể nói rằng Thiện-Bửu còn dính mắc trong Sắc, Thanh, Hương, Vị…
Xin đọc tiếp về chuyện vãng sanh của Thiện-Bửu.
Hôm đó Ni Sư Giác-Hương từ Seattle đến thăm. Thiện-Bửu nói với giọng vui vẻ, thỏa mãn: “Những người muốn gặp đã gặp hết rồi!”
Tối Thứ Hai bịnh gan trở nặng, người nhà đưa Thiện-Bửu vào nhà thương Regional Medical Center. Ðộ 8 giờ sáng Thứ Ba, biết mình sắp đi liền kêu người con rể tên Thanh-Viễn: “Con ơi! Con hãy hộ niệm cho Ba.”
Thanh Viễn đến bên đầu giường nói: “Con lúc nào cũng niệm Phật cho Ba. Ba hãy nhứt tâm niệm Phật.”
Thiện-Bửu nói: “Lẽ dĩ nhiên rồi.”
Cả nhà cùng Thiện-Bửu xưng niệm danh hiệu Nam-Mô-A-Di-Ðà-Phật. Ðến hai giờ trưa, Thiện-Bửu ngưng niệm Phật ngước mắt nhìn sững lên trần nhà như thấy điều gì. Bỗng Thiện-Bửu nắm dây vô nước biển giựt ra và bảo con gái: “Về gấp! về gấp!”
Diệu Tâm liền nói: “Dạ để con bảo cho y tá hay, rồi ta về liền.”
Thanh-Viễn liền đi rước các Thầy ở chùa Duyên-Giác gần đó. Chúng tôi liền cắt lời chị Diệu-Thanh hỏi: “Khi anh Thiện-Bửu ngước mắt nhìn lên, ảnh thấy gì mà đòi về gấp?”
Chị Diệu-Thanh trả lời: “Anh Thiện-Bửu chẳng nói gì, nhưng… ảnh tỏ vẻ vui, nét mặt an nhiên.”
Chị Diệu-Thanh tiếp: “Một lát sau, Thanh-Viễn trở lại cùng với Thượng Tọa Thiện-Tâm trụ trì chùa Duyên-Giác và Thượng Tọa Chơn-Lễ từ Nhựt qua dự Ðại Hội Phật Giáo ở Seattle còn ở lại San Jose.
Thấy hai Thượng Tọa, Thiện-Bửu liền bảo Diệu-Tâm: “Con à, lấy ghế mời hai Thầy ngồi.”
Hai Thầy khuyên đừng nói chuyện, hãy nhứt tâm niệm Phật. Thiện-Bửu gật đầu, nắm tay Thầy Chơn-Lễ đặt lên trán. Ðồng thời bạn đạo trong vùng kéo đến hộ niệm. Thấy mọi người, Thiện-Bửu nói: “Qúy hóa! Qúy hóa!”
Cuộc hộ niệm diễn ra khoảng 20 phút thì y tá đến gỡ dây vô nước biển. Xe ambulance chở Thiện-Bửu về nhà. Ra xe Thiện-Bửu bắt đầu rơi vào cơn mê. Con gái anh kề miệng sát lổ tai xưng niệm danh hiệu A-Di-Ðà-Phật thật lớn.
Một tiếng đồng hồ sau, bà Tâm-Minh ở chùa Duyên-Giác và chừng hai mươi Phật tử đến hộ niệm. Bà Tâm-Minh kề sát tai Thiện-Bửu nói lớn: “Anh Thiện-Bửu! anh hãy bỏ tứ than tứ đại này, đừng nhớ tưởng gì hết để về với cõi Cực-Lạc. Anh Thiện-Bửu! Tâm-Minh đây! Anh đừng quyến luyến gì hết để ra đi mau lẹ. Nếu anh còn nghe thì ra dấu tay cho biết.”
Thiện-Bửu liền chuyển động tay. Bà Tâm-Minh tiếp: “Anh hãy cùng mọi người niệm danh hiệu Nam-Mô-A-Di-Ðà-Phật.”
Chị Diệu-Thanh qùy trên giường nói: “Ông ơi! Ông hãy cố gắng nghe, nhớ niệm Phật để theo Phật! Biết bao nhiêu bạn bè đứng chung quanh ông đang hộ niệm cho ông đó.”
Lúc đó, Thiện-Bửu thở hơi thở cuối cùng, miệng hả ra rồi để nguyên. Sư Cô Kiến-Minh và Thầy Chơn-Lễ vừa tới. Thầy Chơn-Lễ cầm tay Thiện-Bửu khai thị. Thiện-Bửu liền khép kín miệng lại, mắt nhắm như người nằm ngủ, gương mặt có chút biến đổi vừa sáng nhuận vừa dịu hiền trông rất an nhiên tự tại.
Những lời khai thị của Thầy Chơn-Lễ được coi là lời cuối cùng của bậc Thiện-Tri-Thức trước một người sắp lâm chung như kinh nói (lời người sưu giải.) Lúc đó tám Thầy ở chùa Duyên-Giác vừa vào bắt đầu tụng kinh niệm chú. Vợ và con anh Thiện-Bửu ra bàn Phật qùy lạy.
Ðọc đoạn trên đây, chúng ta tìm thấy một bài học kinh nghiệm về hộ niệm vãng sanh cho người lâm chung:
1. Hồi trên xe chở anh Thiện-Bửu về nhà, cháu Diệu-Tâm, con gái của Thiện-Bửu, đã sáng suốt kề sát vào tai niệm Phật thật lớn. Vì lúc đó Thiện-Bửu từ từ rơi vào cơn mê.
2. Về đến nhà, lúc đó Tăng Ni chưa tới, bà Tâm-Minh một Phật tử ở chùa Duyên-Giác đến kề sát tai Thiện-Bửu và nói: “Anh hãy bỏ thân tứ đại này, đừng nhớ tưởng gì hết để về với cõi Cực-Lạc. Anh Thiện-Bửu! Tâm-Minh đây! Anh đừng quyến luyến gì hết để ra đi mau lẹ. Nếu anh còn nghe thì ra dấu cho biết.” Tay Thiện-Bửu liền chuyển động. Rồi bà Tâm-Minh tiếp: “Anh hãy cùng mọi người niệm anh hiệu Nam-Mô-A-Di-Ðà-Phật!”
3. Và kế tiếp, chị Diệu-Thanh, vợ Thiện-Bửu, qùy trên giường kề gần lổ tai Thiện-Bửu nói: “Ông ơi! Ông hãy cố gắng nghe, nhớ niệm Phật để theo Phật! Biết bao nhiêu bạn bè đứng chung quanh ông, đang hộ niệm cho ông đó!”
Theo chúng tôi, bà Tâm-Minh cũng đáng gọi là một Thiện-Tri-Thức, bà đã dùng lời nói của một Thiện-Tri-Thức hướng dẫn Thiện-Bửu lúc lâm chung. Bà qủa có kinh nghiệm hộ niệm. Kể cả chị Thiện-Bửu đã hành động rất đúng. Chẳng những chị không khóc mà còn nhắc nhở chồng hãy niệm Phật để theo Phật.
Thiện-Bửu đã an nhiên vãng sanh, trút hơi thở cuối cùng lúc miệng hả ra và giữ nguyên chưa khép lại. Rồi Thượng Tọa Thích-Chơn-Lễ khai thị lời sau cùng tự nhiên miệng Thiện-Bửu liền ngậm lại và gương mặt biến đổi…
Thân nhân và Phật tử San Jose đã hộ niệm xưng danh hiệu Nam-Mô-A-Di-Ðà-Phật suốt mười tiếng đồng hồ. Ðến 7 giờ sáng mới cho nhà quàn đến chở xác đi.
Giữ đúng lời hứa, Hòa Thượng Thích-Ðức-Niệm đã đến làm lễ tiển đưa Thiện-Bửu lần cuối đến nơi làm lễ Trà Tỳ và sau cho rước Xá-Lợi Thiện-Bửu về Phật Học Viện Quốc Tế làm lễ đặt Xá-Lợi vào hai tháp nhỏ. Xá-Lợi của Thiện-Bửu rất đẹp với màu xanh biếc sáng chói. Ðặc biệt chiếc răng Xá-Lợi của Thiện-Bửu sáng trong như ngọc. Nhưng rất tiếc người chụp hình thiếu kinh nghiệm, thiếu máy tốt để có đươc hình Xá-Lợi tuyệt hảo.
Theo gia đình đạo hữu Thiện-Bửu thuật lại, sau khi anh lâm chung. Thượng Tọa Chơn-Lễ rờ đỉnh đầu anh thấy nóng rất lâu, nhưng sau đó rờ lại ngưc cũng thấy ngực ấm nóng. Chúng tôi đem điều này hỏi Hòa Thượng Thích-Ðức-Niệm, được Hòa Thượng giải thích:
“Ðiều này chẳng có gì đáng lạ. Lúc đầu rờ thấy nóng sau cùng ở đỉnh đầu, chứng tỏ Thiện-Bửu đã được vãng sanh Cực-Lạc. Nhưng rồi lại thấy nóng thêm ở ngực, điều này nói lên tâm nguyện sẽ trở về lại Ta Bà để độ sanh của Thiện-Bửu, đúng như Thiện-Bửu nói với Thầy ba điều trong ngày 20-10, sẽ được thực hiện.”
Chúng tôi lại học thêm được một kinh nghiệm. Ðúng là Phật pháp nhiệm mầu không thể nghĩ bàn.
Tóm lại, sách này đến giờ này còn viết tiếp, có lẽ do thiếu phần kinh nghiệm về hộ niệm hầu giúp ích cho mọi gia đình Phật tử trong giờ phút khẩn trương có thân nhân đang hấp hối, cần sự hiểu biết tối thiểu ấy, để hướng dẫn thần thức người chết theo tiếng niệm hồng danh Phật A-Di-Ðà mà về cõi Cực-Lạc.
Nói theo Thầy Minh-Chí ở Chicago, anh Thiện-Bửu mất đi mà còn độ được vô số người đời sau. Theo nhà Phật, tất cả đều do duyên. Khi còn sống anh Thiện-Bửu đã tạo nhiều phước đức như cùng bà Tâm-Minh và nhiều Phật tử San Jose lập Hội Nuôi Dưỡng Tăng sinh ở Vietnam, bằng cách thu góp tiền của Phật tử khắp nơi rồi gởi về nước nuôi dưỡng Tăng sinh đang tu học tại miền Tây, vùng đồng bằng sông Cửu-Long, và anh đã công qủa cho nhiều chùa ở San Jose.
Thiện-Bửu tu hành tinh tấn lại do nhiều thiện duyên nên đã vãng sanh mà còn hữu ích cho nhiều người.
Trích trong sách “Những Chuyện Vãng Sanh Lưu Xá Lợi” của Cư Sĩ Tịnh Hải.
NGUYỄN-VĂN-TRÍ
Vãng sanh 24-10-2000
đặc biệt có chiếc răng Xá-Lợi thật đẹp!
Ðây là vị vãng sanh thứ năm, sau khi chúng tôi viết xong quyển Những Chuyện Niệm Phật Vãng Sanh Lưu Xá-Lợi này mà vẫn còn phải viết tiếp…
Ðúng như chuyện vừa qua chúng tôi đã nói: “Chừng nào thời mạc pháp này còn nhiều người tinh tấn và kiên trì nhứt tâm niệm Phật thì vẫn còn người đắc qủa vãng sanh lưu Xá-Lợi.” Có nghĩa là vãng sanh Cực-Lạc chẳng còn là chuyện không tưởng như nhiều người nói.
Nhưng có một chuyện lạ khiến chúng tôi muốn gấp rút đưa bản in cho nhà ấn loát, vì chúng tôi đã trì hoãn nhiều ngày, song dường như có cái gì dính cứng mà dù chúng tôi muốn cũng không sao được như ý. Bài vở chúng tôi viết xong chỉ còn chờ hình ảnh Xá-Lợi của cố Hòa Thượng Thiền Ðịnh từ bên Pháp gởi sang.
Lúc Thượng Tọa Minh-Ðức từ Mỹ sắp ra phi trường về Pháp cách đây ba mươi ngày, tức là cách 30 ngày mà chúng tôi viết những dòng chữ này; hôm ấy chúng tôi đã viết địa chỉ giao cho Thượng Tọa. Thượng Tọa hứa về tới Pháp là năm ngày sau sẽ gởi hỏa tốc, hai hôm sau chúng tôi nhận được.
Nhưng chờ qúa 10 ngày chẳng thấy. Bỗng nhiên chúng tôi linh cảm sẽ có điều gì nữa xảy ra.
Chờ đợi không được, chúng tôi phải gọi điện thoại sang chùa Phước-Bình. Nghe tiếng chúng tôi Thượng Tọa phân trần rằng: Lúc Thượng Tọa xuống phi trường Paris, bỗng phát giác ra cái bóp đựng giấy tờ của Thượng Tọa mất hết, kể cả giấy viết địa chỉ của chúng tôi. Do đó Thượng Tọa phải gởi đến chùa Phổ-Hiền ở Monterey Park nhờ trao cho chúng tôi. Ðến giờ phút này chúng tôi vẫn không thấy tin tức.
Trong sự không suông sẻ này do kinh nghiệm hàng ngày, chúng tôi linh cảm sẽ có điều gì nữa.
Vào sáng ngày Chúa Nhật 29-10 vừa qua, một ngày lạnh lẽo, ảm đạm của Nam Cali, chúng tôi được điện thoại của Thanh-Chánh, một Phật tử của Phật Học Viện Quốc Tế báo tin cư sĩ Thiện-Bửu vừa mất có nhiều Xá-Lợi và vào 2 giờ trưa này sẽ làm lễ giỗ sơ thất rồi an trí Xá-Lợi vào tháp tại Phật Học Viện Quốc Tế. Ðây là điều xảy ra chúng tôi linh cảm chăng?
Chúng tôi thật vui mừng! Vui mừng vì… qủa đúng, bất cứ chúng sanh nào nhứt tâm xưng niệm danh hiệu Nam-Mô-A-Di-Ðà-Phật khi lâm chung đều được vãng sanh. Và có Xá-Lợi là để cho chúng ta biết người chết đã vãng sanh. Nhưng chúng tôi cần lập lại một lần nữa: “Không phải tất cả những ai vãng sanh cũng đều có Xá-Lợi.” Lập tức chúng tôi cho hiền nội hay, và hai chúng tôi liền ra xe đi Phật Học Viện Quốc Tế.
Cư sĩ Thiện-Bửu lâm chung lưu Xá-Lợi được coi là điều đương nhiên, vì anh là người hiểu đạo, sâu dầy, thọ Bồ Tát giới đã 16 năm và giữ giới Bồ Tát không hề quên sót.
Chúng tôi nhớ vào lễ Vu-Lan vừa qua, sau khi đánh máy xong sách này (lúc chưa viết thêm) chúng tôi đem lên chùa để trình với Hòa Thượng Ðức Niệm; lúc ấy đạo hữu Thiện Bửu có mặt. Nhiều đệ tử tại gia của Hòa Thượng trầm trồ mấy hình Xá-Lợi. Còn Thiện-Bửu nhìn qua rồi bỏ đi. Bây giờ chúng tôi mới vỡ lẽ, thì ra Thiện Bửu xúc cảm trước hình ảnh và bài vở nói về những vị lâm chung đã vãng sanh và còn lưu lại nhiều Xá-Lợi. Ðây là tâm trạng của một người đã chọn lựa nơi đến của mình, bây giờ lại gặp lại được Chuyện Niệm Phật Vãng Sanh là điều mình mơ ước và là nơi mình quyết phải đến. Thật ra lúc bấy giờ chúng tôi có hơi thắc mắc. Nhưng một thoáng qua thì chúng tôi không nghĩ tới nữa, vì Thiện-Bửu là một liên hữu, một bạn đạo mà hiền nội tôi rất qúy mến.
Bây giờ, hãy tìm hiểu về cuộc đời và hạnh tu của cư sĩ Thiện-Bửu.
Vượt biên, giữa biển khơi
thấy Quán-Thế-Âm Ðại Sĩ
Lúc lâm chung cư sĩ Thiện-Bửu thọ 74 tuổi, tên thật là Nguyễn-Văn-Trí, quê tại Sài Gòn. Năm 1964 Nguyễn-Văn-Trí quy y với Hòa Thượng Thích-Viên-Thông tại chùa Giác-Ngạn ở đường Trương-Minh-Ký, được đặt pháp danh Thiện-Bửu. Ngay sau đó Thiện-Bửu tiếp xúc xây dựng chùa Giác-Uyển. Rồi Thiện-Bửu trở thành Gia trưởng Gia Ðình Phật Tử của chùa Giác-Uyển.
Về sau Thiện-Bửu được bầu làm chánh đại diện quân nhân Phật tử Không-Quân. Chính vì chức chánh đại diện này mà Thiện-Bửu bị “đì” làm Thiếu-Tá mãi cho đến ngày sắp mất đất nước mới được lãnh tờ giấy thăng Trung-Tá.
Năm 1981, Thiện-Bửu và đứa con vượt biên. Vì nghe nói đàn bà con gái vượt biên gặp hải tặc bất lợi, nên Thiện-Bửu bắt con gái cắt tóc ngắn giả con trai. Cư sĩ Thiện-Bửu vượt biên trên một ghe máy đủ sức chở 11 người thôi. Khi ra khơi, Thiện-Bửu ngồi trước đầu ghe máy, miệng không ngớt niệm, “Nam-Mô Ðại Từ Ðại Bi Tầm Thinh Cứu Khổ Cứu Nạn Quán-Thế-Âm-Bồ-Tát-Ma-Ha-Tát.” Thiện-Bửu rất tin tưởng vào sự cứu khổ cứu nạn của Quán-Thế-Âm-Ðại Sĩ.
Thay vì đi Mã Lai, ghe máy lại chạy lạc hướng qua Thái Lan, rồi gặp hải tặc. Thiện-Bửu vẫn bình tĩnh và khẩn thiết kêu cứu thầm với Quán-Thế-Âm Ðại Sĩ. Thiện-Bửu lột cái đồng hồ vàng, chiếc cà rá vàng và đôi mắt kiếng đưa cho cướp và tỏ vẻ cho chúng biết mình chẳng còn gì nữa. Bọn cướp lấy thêm đồ đạc của người khác rồi trở về tàu cướp, lấy thức ăn cho Thiện-Bửu.
Là một Phật tử, Thiện-Bửu biết do nghiệp quá khứ mà mình phải gặp cướp; đó là điều không tránh được. Nhưng gặp cướp mà không bị hại đến thân thể phải nói là nhờ sự che chở của Quán-Thế-Âm Ðại Sĩ.
Vào 3 giờ chiều hôm đó, Thiện-Bửu ngước nhìn lên trời thấy Quán-Thế-Âm Bồ-Tát mặc toàn đồ trắng, mà người đời thường gọi là Bạch Y Ðại Sĩ, hiện ra trên mây đang mỉm cười… Thiện-Bửu mừng rỡ vừa chấp hai tay xá chào thì Ngài biến mất. Ngoài Thiện-Bửu ra trên ghe không ai trông thấy.
Thiện-Bửu vội báo tin cho mọi người biết để họ cùng an tâm. Từ đó Thiện-Bửu càng tin vào sự linh ứng của Bồ Tát Quán-Thế-Âm.
Mấy hôm sau, một bầy cá heo độ trên 30 con nổi lên, chúng lượn xung quanh ghe máy, rồi chuyển sang một hướng khác. Thiện-Bửu nghĩ rằng đoàn cá này muốn hướng dẫn ghe mình đi, anh liền kêu người lái ghe máy cho chạy theo hướng cá. Qủa nhiên không bao lâu thấy đất liền Mã Lai.
Té nứt sọ thấy Tổ Ðạt-Ma
và chư Tăng xoa đầu hết bịnh
Khi đến Mỹ, Thiện-Bửu ở Chicago. Năm 1986, Thiện-Bửu thọ Bồ Tát giới với Hòa Thượng Thích-Ðức-Niệm tại chùa Quang-Minh, Chicago; và được bầu làm Tổng Thơ Ký Hội Ðồng Quản Trị Chùa Quang-Minh.
Từ ngày đến Hoa Kỳ, do tin tưởng vào sự hiển linh của Bồ Tát Quán-Thế-Âm, Thiện-Bửu tu hành thật tinh tấn. Sau khi thọ Bồ Tát giới, Thiện-Bửu càng tinh tấn hơn, giữ giới Bồ Tát tại gia càng nghiêm cẩn hơn. Thiện-Bửu nói với vợ con rằng: Hòa Thượng Thích-Ðức-Niệm dạy trong cuốn Tại Gia Bồ Tát như vầy: “Nếu người tu học Phật mà không thọ giới, không bố tát, thì không phải là Phật tử, cũng không có cơ hội để tiến tu giải thoát sanh tử luân hồi.”
Vì còn phải đi làm để sanh sống, mỗi ngày Thiện-Bửu đều hành trì tụng kinh niệm Phật một thời, không bao giờ thiếu sót.
1988, Thiện-Bửu dời về Cali, ngụ tại vùng San Jose, mỗi ngày niêm Phật hai thời. Sáng niệm danh hiệu Nam-Mô-A-Di-Ðà-Phật mười chuỗi; chiều niệm Phật Dược Sư một chuỗi, Quán-Thế-Âm Bồ Tát ba chuỗi. Ngoài ra suốt ngày lúc nào cũng xưng niêm danh hiệu Nam-Mô-A-Di-Ðà-Phật. Ra vườn trồng cây cuốc đất hay lái xe cũng niệm Phật. Thiện-Bửu thích thanh tịnh yên lặng, nên vợ con không nói lớn tiếng, cười đùa mỗi khi có sự hiện diện của anh.
Mỗi khi có lễ lớn hay hội họp, Thiện-Bửu đều về Phật Học Viện Quốc Tế sinh hoạt. Anh được bầu làm Phó Chủ Tịch Hội Ðồng Quản Trị Phật Học Viện Quốc Tế. Thiện-Bửu còn là một thành viên vận động thành lập Giáo HộI Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại Hoa Kỳ. Anh là người hiểu sâu Phật pháp, tin tưởng vào pháp môn Tịnh Ðộ Cực-Lạc.
Những ngày không về Phật Học Viện Quốc Tế, Thiện-Bửu thường đến các chùa ở San Jose làm Phật sự.
1994, Thiện-Bửu đi chợ bị trợt té nứt sọ ba lằn bên trái, Bác sĩ bịnh viện cho rằng người bị thương như thế, nếu không chết phải bị liệt toàn thân hay bán thân; nhưng Thiện-Bửu chỉ đau đớn chớ không bại liệt. Những ngày nằm nhà thương, Thiện-Bửu thấy Tổ Ðạt-Ma và chư Tăng đứng ở đầu giường và nói rằng: “Tất cả sẽ qua!”
Sau đó Thiện-Bửu được cho xuất viện. Trong những năm cuối cùng. Thiện-Bửu đau gan nặng, anh càng nhứt tâm xưng niệm danh hiệu Nam-Mô-A-Di-Ðà-Phật, cầu nguyện vãng sanh.
Nói với Hòa Thượng Ðức-Niệm:
“Con sẽ vãng sanh Cực-Lạc!”
Một tháng trước khi mất, bất cứ ai đến thăm Thiện-Bửu đều khuyên ráng tu hành và nên thường xuyên niệm Phật để được vãng sanh Cực-Lạc.
Vào Thứ Sáu 20-10-2000, được tin Thiện-Bửu đang đau nặng ở nhà thương Stanford, Hòa Thượng Thích-Ðức-Niệm hướng dẫn phái đoàn Phật tử Phật Học Viện Quốc Tế lên San Jose thăm.
Sau một hồi trò chuyện, Thiện-Bửu yêu cầu mọi người ra ngoài, để anh được nói chuyện riêng với Hòa Thượng.
Phật tử Thanh-Chánh sau này kể lại với chúng tôi rằng: “Khi mọi người đi ra ngoài hết, Thiện-Bửu vội ngồi dậy đảnh lễ Hòa-Thượng, và nói:
“A-Di-Ðà Phật, con xin Hòa Thượng ba điều:
1. Con không thể sống thêm nữa. Gia đình con không có con trai, mọi việc nhờ sư phụ lo dùm, sau khi con chết, xin đem tro cốt con về Phật Học Viện Quốc Tế. (nói xong Thiện-Bửu vui mừng vì Hòa Thượng hứa lời.)
2. Xin Hòa Thượng ráng giữ gìn sức khoẻ để lo cho Phật Học Viện Quốc Tế và Giáo Hội. (nói xong Thiện-Bửu bật khóc.)
3. Giáo Hội còn nhiều chông gai, còn bị chúng ma phá cho nên chưa yên ổn, khẩn cầu Hòa Thượng cố gắng cùng chư Ðại Tăng làm cho Phật sự viên thành. Trong nước còn nhiều trở nạn, ác ma còn khuấy phá. Con sẽ vãng sanh Cực-Lạc và sẽ trở về hộ trì Tam-Bảo cõi này, giúp cho Phật pháp và chúng sanh. (nói xong Thiện-Bửu bật khóc lần thứ hai và sau đó trở lại bình thường và nói cười khi mọi người trở vào.)”
Lời nói trong điều thứ ba, chứng tỏ Thiện-Bửu đã biết mình sẽ vãng sanh.
Một kinh nghiệm hộ niệm
mà tất cả đều nên biết
Chiều ngày Thứ Sáu 20 tháng 10, Thiện-Bửu xuất viện. Hôm sau Thiện-Bửu đứng trong cửa kiếng nhìn ra ngoài sân, rồi quay lại nhìn hình vợ chồng con cái treo trên vách. Lại kêu cháu ngoại đến dặn phiI có hiếu với bà. Ba lần Thiện-Bửu cầm tay vợ, chị Diệu-Thanh, rồi hôn lên bàn tay, kêu vợ một tiếng “em”, nói: “Thương con gái và rể chúng ta qúa, trời ơi! tội nghiệp cho con!”
Hôm gặp ở Phật Học Viện Quốc Tế, chị Diệu-Thanh nói với chúng tôi: “Suốt mấy mươi năm trường hai vợ chồng xưng hô nhau “ông ông! Bà bà!” Trước khi biết mình sẽ mất mới gọi một tiếng “em”. Bây giờ ảnh đi rồi…”
Hôm ấy giữa trưa, trời mưa, mây mờ ảm đạm. Giọng chi Diệu-Thanh buông ra nghe thê lương, không phải trách móc, mà như luống tiếc rằng: “Anh Thiện-Bửu đã đi rồi, đi mãi mãi… Không còn dịp được nghe tiếng “em” nữa!”
Rồi chị Diệu-Thanh kể tiếp: Hôm Chúa Nhật 22-10, Thiện-Bửu nói: “Em ơi! Anh thèm ăn một tô canh nấu với đọt lang.” Rồi anh ăn ngon lành.
Vị Ðại Ðức trong chuyện Hòa Thượng Giác-Lập đóng góp ý kiến thứ 2 dưới đây, chứng tỏ Thầy rất am tường về Kinh Tịnh Ðộ và Kinh Thủ Lăng-Nghiêm. Thầy nói:
-Sách Những Chuyện Niệm Phật Vãng Sanh Lưu Xá-Lợi rất hữu ích cho Phật tử thời mạt pháp. Nhưng có một điểm thiết tưởng đạo hữu nên xem lại. Kinh nói, nặng về Tình sẽ chìm xuống. Trong chuyện vãng sanh của cư sĩ Thiện-Bửu, với Xá-Lợi để lại và với hạnh tu của Thiện-Bửu, chắc chắn Ông ta đã được vãng sanh. Nhưng trong bài của đạo hữu nơi trang 248 có kể lại: “Một hôm Thiện-Bửu hôn lên bàn tay vợ kêu lên một tiếng “Em” nói: “Thương con gái và rể chúng ta qúa, Trời ơi! Tội nghiệp cho con.”
Thầy nói tiếp, cũng trang 248, có đoạn viết: “Hôm chúa nhật 22-10 Thiện-Bửu nói: “Em ơi, anh thèm ăn một tô canh nấu với đọt lang.” Rồi anh ngồi ăn ngon lành.
Thầy nói tiếp: “Tu là không dính mắc, buông bỏ hết. Còn thèm một tô canh với đọt lang, như vậy có giải thoát được chăng.”
Chúng tôi cảm kích và thán phục ý kiến đóng góp này, chúng tôi đã bỏ ra nhiều ngày nghiên cứu, tìm hiểu lại hạnh tu của cư sĩ Thiện-Bửu.
Kinh nói: “Chúng sanh nào sống thuần bằng tư tưởng thì bay lên, hóa sanh nơi các cõi Trời. Nếu trong sự thuần tưởng, lại gồm cả Phước, Huệ, và Tịnh-nguyện, thì tự nhiên Tâm-Trí khai mở mà thấy mười phương chư Phật, tùy theo nguyện lực của mình mà sanh về Tịnh-Ðộ.
Cư sĩ Thiện-Bửu đã thật sự sống thuần bằng Tưởng. Cử chỉ cầm tay vợ hôn lần cuối, kêu vợ một tiếng “Em” và nói: “Thương con và rể chúng ta qúa, trời ơi! Tội nghiệp cho con.”
Xét cho kỹ, đây không phải nặng về Tình. Ðây là chút tình còn sót lại, nhưng không làm bận tâm người tu một chút mảy may nào.
Theo Kinh và Tự Ðiển Phật-Học, đây gọi là Tập Khí lâu đời, hay thói quen đã ăn sâu nhiều đời trước, có viết:
“Tu tới bậc A-La-Hán diệt hết các phiền não chánh đáng (gọi là chánh sử) nhưng vẫn chưa dứt được Tập-Khí. Bậc Duyên-Giác dứt được một phần lớn Tập-Khí. Ðạt được qủa Phật mới hết Tập-Khí.”
Như vậy tiếng “Em” mà cư sĩ Thiện-Bửu dùng ở đây không phải để bày tỏ một thứ tình cảm hoàn toàn phàm phu còn dính mắc. Thiện-Bửu không tỏ lộ ý luyến tiếc thế gian này, và sợ sệt chẳng muốn thoát luân hồi sanh tử. Ðây là tiếng Em Chân Tình, không có một chút thường tình.
Vì Thiện-Bửu biết rằng mình sắp ra đi vĩnh viễn, nên thương rể va con còn trẻ mà sắp phải mất người hướng dẫn. Bốn chữ Tội Nghiệp Cho Con như đã nói chỉ là một Tập-Khí lâu đời.
Thật sự, người còn nặng Tình là chị Diệu-Thanh, tức vợ của cư sĩ Thiện-Bửu, cho nên chị ấy mới nói với chúng tôi: “Suốt mấy mươi năm trường hai vợ chồng xưng hô Ông Ông Bà Bà! Trước khi biết mình sẽ mất mới gọi một tiếng “Em”. Bây giờ ảnh đã đi rồi.
Và chị Diệu-Thanh còn nói thêm: “Anh Thiện-Bửu đã đi rồi, đi mãi mãi… không còn dịp được nghe tiếng Em nữa!” Rõ ràng, đây mới đúng là nặng Tình.
Chúng tôi sung sướng viết lên đoạn này để chúng ta có dịp cùng nhau học hỏi về Tình và Tưởng. Chúng tôi vui vẻ nhận lấy lỗi của chúng tôi, nếu không muốn bài này thêm chút thi vị, chúng tôi đừng viết thêm đoạn nói của chị Thiện-Bửu, chắc sẽ giúp ích cho người đọc nhiều hơn. Lỗi ở đây là lỗi của người viết đã ghi lại câu nói ấy. Còn câu thèm ăn một tô canh nấu với đọt lang; đó là một tô canh chay, do Tập-Khí lâu đời mà thèm hoàn toàn không phải thèm một khẩu vị cao lương nào. Do đó không thể nói rằng Thiện-Bửu còn dính mắc trong Sắc, Thanh, Hương, Vị…
Xin đọc tiếp về chuyện vãng sanh của Thiện-Bửu.
Hôm đó Ni Sư Giác-Hương từ Seattle đến thăm. Thiện-Bửu nói với giọng vui vẻ, thỏa mãn: “Những người muốn gặp đã gặp hết rồi!”
Tối Thứ Hai bịnh gan trở nặng, người nhà đưa Thiện-Bửu vào nhà thương Regional Medical Center. Ðộ 8 giờ sáng Thứ Ba, biết mình sắp đi liền kêu người con rể tên Thanh-Viễn: “Con ơi! Con hãy hộ niệm cho Ba.”
Thanh Viễn đến bên đầu giường nói: “Con lúc nào cũng niệm Phật cho Ba. Ba hãy nhứt tâm niệm Phật.”
Thiện-Bửu nói: “Lẽ dĩ nhiên rồi.”
Cả nhà cùng Thiện-Bửu xưng niệm danh hiệu Nam-Mô-A-Di-Ðà-Phật. Ðến hai giờ trưa, Thiện-Bửu ngưng niệm Phật ngước mắt nhìn sững lên trần nhà như thấy điều gì. Bỗng Thiện-Bửu nắm dây vô nước biển giựt ra và bảo con gái: “Về gấp! về gấp!”
Diệu Tâm liền nói: “Dạ để con bảo cho y tá hay, rồi ta về liền.”
Thanh-Viễn liền đi rước các Thầy ở chùa Duyên-Giác gần đó. Chúng tôi liền cắt lời chị Diệu-Thanh hỏi: “Khi anh Thiện-Bửu ngước mắt nhìn lên, ảnh thấy gì mà đòi về gấp?”
Chị Diệu-Thanh trả lời: “Anh Thiện-Bửu chẳng nói gì, nhưng… ảnh tỏ vẻ vui, nét mặt an nhiên.”
Chị Diệu-Thanh tiếp: “Một lát sau, Thanh-Viễn trở lại cùng với Thượng Tọa Thiện-Tâm trụ trì chùa Duyên-Giác và Thượng Tọa Chơn-Lễ từ Nhựt qua dự Ðại Hội Phật Giáo ở Seattle còn ở lại San Jose.
Thấy hai Thượng Tọa, Thiện-Bửu liền bảo Diệu-Tâm: “Con à, lấy ghế mời hai Thầy ngồi.”
Hai Thầy khuyên đừng nói chuyện, hãy nhứt tâm niệm Phật. Thiện-Bửu gật đầu, nắm tay Thầy Chơn-Lễ đặt lên trán. Ðồng thời bạn đạo trong vùng kéo đến hộ niệm. Thấy mọi người, Thiện-Bửu nói: “Qúy hóa! Qúy hóa!”
Cuộc hộ niệm diễn ra khoảng 20 phút thì y tá đến gỡ dây vô nước biển. Xe ambulance chở Thiện-Bửu về nhà. Ra xe Thiện-Bửu bắt đầu rơi vào cơn mê. Con gái anh kề miệng sát lổ tai xưng niệm danh hiệu A-Di-Ðà-Phật thật lớn.
Một tiếng đồng hồ sau, bà Tâm-Minh ở chùa Duyên-Giác và chừng hai mươi Phật tử đến hộ niệm. Bà Tâm-Minh kề sát tai Thiện-Bửu nói lớn: “Anh Thiện-Bửu! anh hãy bỏ tứ than tứ đại này, đừng nhớ tưởng gì hết để về với cõi Cực-Lạc. Anh Thiện-Bửu! Tâm-Minh đây! Anh đừng quyến luyến gì hết để ra đi mau lẹ. Nếu anh còn nghe thì ra dấu tay cho biết.”
Thiện-Bửu liền chuyển động tay. Bà Tâm-Minh tiếp: “Anh hãy cùng mọi người niệm danh hiệu Nam-Mô-A-Di-Ðà-Phật.”
Chị Diệu-Thanh qùy trên giường nói: “Ông ơi! Ông hãy cố gắng nghe, nhớ niệm Phật để theo Phật! Biết bao nhiêu bạn bè đứng chung quanh ông đang hộ niệm cho ông đó.”
Lúc đó, Thiện-Bửu thở hơi thở cuối cùng, miệng hả ra rồi để nguyên. Sư Cô Kiến-Minh và Thầy Chơn-Lễ vừa tới. Thầy Chơn-Lễ cầm tay Thiện-Bửu khai thị. Thiện-Bửu liền khép kín miệng lại, mắt nhắm như người nằm ngủ, gương mặt có chút biến đổi vừa sáng nhuận vừa dịu hiền trông rất an nhiên tự tại.
Những lời khai thị của Thầy Chơn-Lễ được coi là lời cuối cùng của bậc Thiện-Tri-Thức trước một người sắp lâm chung như kinh nói (lời người sưu giải.) Lúc đó tám Thầy ở chùa Duyên-Giác vừa vào bắt đầu tụng kinh niệm chú. Vợ và con anh Thiện-Bửu ra bàn Phật qùy lạy.
Ðọc đoạn trên đây, chúng ta tìm thấy một bài học kinh nghiệm về hộ niệm vãng sanh cho người lâm chung:
1. Hồi trên xe chở anh Thiện-Bửu về nhà, cháu Diệu-Tâm, con gái của Thiện-Bửu, đã sáng suốt kề sát vào tai niệm Phật thật lớn. Vì lúc đó Thiện-Bửu từ từ rơi vào cơn mê.
2. Về đến nhà, lúc đó Tăng Ni chưa tới, bà Tâm-Minh một Phật tử ở chùa Duyên-Giác đến kề sát tai Thiện-Bửu và nói: “Anh hãy bỏ thân tứ đại này, đừng nhớ tưởng gì hết để về với cõi Cực-Lạc. Anh Thiện-Bửu! Tâm-Minh đây! Anh đừng quyến luyến gì hết để ra đi mau lẹ. Nếu anh còn nghe thì ra dấu cho biết.” Tay Thiện-Bửu liền chuyển động. Rồi bà Tâm-Minh tiếp: “Anh hãy cùng mọi người niệm anh hiệu Nam-Mô-A-Di-Ðà-Phật!”
3. Và kế tiếp, chị Diệu-Thanh, vợ Thiện-Bửu, qùy trên giường kề gần lổ tai Thiện-Bửu nói: “Ông ơi! Ông hãy cố gắng nghe, nhớ niệm Phật để theo Phật! Biết bao nhiêu bạn bè đứng chung quanh ông, đang hộ niệm cho ông đó!”
Theo chúng tôi, bà Tâm-Minh cũng đáng gọi là một Thiện-Tri-Thức, bà đã dùng lời nói của một Thiện-Tri-Thức hướng dẫn Thiện-Bửu lúc lâm chung. Bà qủa có kinh nghiệm hộ niệm. Kể cả chị Thiện-Bửu đã hành động rất đúng. Chẳng những chị không khóc mà còn nhắc nhở chồng hãy niệm Phật để theo Phật.
Thiện-Bửu đã an nhiên vãng sanh, trút hơi thở cuối cùng lúc miệng hả ra và giữ nguyên chưa khép lại. Rồi Thượng Tọa Thích-Chơn-Lễ khai thị lời sau cùng tự nhiên miệng Thiện-Bửu liền ngậm lại và gương mặt biến đổi…
Thân nhân và Phật tử San Jose đã hộ niệm xưng danh hiệu Nam-Mô-A-Di-Ðà-Phật suốt mười tiếng đồng hồ. Ðến 7 giờ sáng mới cho nhà quàn đến chở xác đi.
Giữ đúng lời hứa, Hòa Thượng Thích-Ðức-Niệm đã đến làm lễ tiển đưa Thiện-Bửu lần cuối đến nơi làm lễ Trà Tỳ và sau cho rước Xá-Lợi Thiện-Bửu về Phật Học Viện Quốc Tế làm lễ đặt Xá-Lợi vào hai tháp nhỏ. Xá-Lợi của Thiện-Bửu rất đẹp với màu xanh biếc sáng chói. Ðặc biệt chiếc răng Xá-Lợi của Thiện-Bửu sáng trong như ngọc. Nhưng rất tiếc người chụp hình thiếu kinh nghiệm, thiếu máy tốt để có đươc hình Xá-Lợi tuyệt hảo.
Theo gia đình đạo hữu Thiện-Bửu thuật lại, sau khi anh lâm chung. Thượng Tọa Chơn-Lễ rờ đỉnh đầu anh thấy nóng rất lâu, nhưng sau đó rờ lại ngưc cũng thấy ngực ấm nóng. Chúng tôi đem điều này hỏi Hòa Thượng Thích-Ðức-Niệm, được Hòa Thượng giải thích:
“Ðiều này chẳng có gì đáng lạ. Lúc đầu rờ thấy nóng sau cùng ở đỉnh đầu, chứng tỏ Thiện-Bửu đã được vãng sanh Cực-Lạc. Nhưng rồi lại thấy nóng thêm ở ngực, điều này nói lên tâm nguyện sẽ trở về lại Ta Bà để độ sanh của Thiện-Bửu, đúng như Thiện-Bửu nói với Thầy ba điều trong ngày 20-10, sẽ được thực hiện.”
Chúng tôi lại học thêm được một kinh nghiệm. Ðúng là Phật pháp nhiệm mầu không thể nghĩ bàn.
Tóm lại, sách này đến giờ này còn viết tiếp, có lẽ do thiếu phần kinh nghiệm về hộ niệm hầu giúp ích cho mọi gia đình Phật tử trong giờ phút khẩn trương có thân nhân đang hấp hối, cần sự hiểu biết tối thiểu ấy, để hướng dẫn thần thức người chết theo tiếng niệm hồng danh Phật A-Di-Ðà mà về cõi Cực-Lạc.
Nói theo Thầy Minh-Chí ở Chicago, anh Thiện-Bửu mất đi mà còn độ được vô số người đời sau. Theo nhà Phật, tất cả đều do duyên. Khi còn sống anh Thiện-Bửu đã tạo nhiều phước đức như cùng bà Tâm-Minh và nhiều Phật tử San Jose lập Hội Nuôi Dưỡng Tăng sinh ở Vietnam, bằng cách thu góp tiền của Phật tử khắp nơi rồi gởi về nước nuôi dưỡng Tăng sinh đang tu học tại miền Tây, vùng đồng bằng sông Cửu-Long, và anh đã công qủa cho nhiều chùa ở San Jose.
Thiện-Bửu tu hành tinh tấn lại do nhiều thiện duyên nên đã vãng sanh mà còn hữu ích cho nhiều người.
Trích trong sách “Những Chuyện Vãng Sanh Lưu Xá Lợi” của Cư Sĩ Tịnh Hải.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment